ClockThứ Tư, 06/11/2024 20:11

Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão YINXING, quản lý các phương tiện ra khơi

TTH.VN - Đó là một trong những yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công điện ngày 6/11 về việc ứng phó với bão YINXING gần biển Đông gửi UBND các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận, trong đó, có Thừa Thiên Huế.

Độ ẩm đất bão hòa, 9 khu vực ở Trung Bộ đề phòng lũ quét, sạt lởChủ động phòng ngừa, ứng phó với mưa lớn, ngập lụtNguy cơ lũ quét, sạt lở, sụt lún đất do mưa lớnGiảm mưa bão nhưng không chủ quan với lũ

Công điện yêu cầu các địa phương ven biển theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, quản lý các phương tiện ra khơi 

Theo bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, cơn bão YINXING đang hoạt động trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Lu Dông (Philippin). Dự báo ngày 8/11, bão đi vào biển Đông với cường độ cấp 13, giật cấp 16. Đồng thời, trong những ngày vừa qua, khu vực miền Trung đã có mưa to đến rất to.

Để chủ động ứng phó với diễn biến của bão, mưa lớn, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận, trong đó, có Thừa Thiên Huế theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, quản lý các phương tiện ra khơi.

Tổ chức kiểm đếm tàu, thuyền; thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyến vào khu vực nguy hiểm.

Các tỉnh khu vực miền Trung khẩn trương khắc phục nhanh hậu quả do mưa bão trong thời gian vừa qua; kiểm tra, rà soát, chủ động sơ tán người dân tại khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn; có biện pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước và hạ du; chủ động vận hành hồ chứa đảm bảo dung tích đón lũ theo quy định và sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra.

Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu; tăng cường các biện pháp thông tin về diễn biến của bão, mua lớn đến các cấp chính quyền, người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, hiệu quả.

Trước đó, Chủ tịch UBND tỉnh cũng đã có công điện về việc chủ động phòng ngừa, ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế gửi các ngành liên quan và các địa phương trong tỉnh. Các điểm, vùng có nguy cơ sạt lở đất đá do mưa tại các địa phương cũng đã được Văn phòng Ban chỉ huy Phòng, chống Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh cảnh báo đến các địa phương để chủ động ứng phó.

Nguy cơ sạt lở đất trên địa bàn tỉnh là rất lớn, nhất là tại huyện Phú Lộc 

Do mưa lớn, nguy cơ sạt lở và ngập lụt sâu, trong sáng 5/11, các địa phương của huyện Phú Lộc đã triển khai sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy cơ cao về sạt lở, rào chắn cảnh báo các vị trí ngập lụt sâu. Đến chiều 5/11, sóng lớn đã đánh sạt bờ kè khu vực Hải Bình, xã Lộc Bình (cửa biển Tư Hiền) chiều dài khoảng 100m; trong đó, có đoạn khoảng 50m chiều dài lấn sâu vào đường dân sinh. 

PHONG ANH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngày Quốc khánh 2/9, niềm tự hào của dân tộc

Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố với toàn thể quốc dân đồng bào và thế giới về sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam). 79 năm đã qua, song không khí hào hùng và ý nghĩa trọng đại của sự kiện lịch sử ấy vẫn còn nguyên giá trị.

Ngày Quốc khánh 2 9, niềm tự hào của dân tộc

TIN MỚI

Xe ghép Hạ Long Quảng Ninh
Return to top