ClockThứ Tư, 25/04/2018 13:55

Giá vàng và dầu mỏ thế giới biến động trái chiều

Trong phiên giao dịch ngày 24/4, giá vàng thế giới lấy lại đà tăng sau ba phiên đi xuống trước đó, giữa bối cảnh đồng USD rời mức "đỉnh" của ba tháng và thị trường chứng khoán Mỹ đỏ sàn.

Vàng được bày bán tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN

Phiên này tại thị trường New York, giá vàng giao ngay có thời điểm tăng 0,5% lên 1.330,84 USD/ounce. Trong khi giá vàng Mỹ giao tháng Sáu tăng 9 USD (0,7%) lên 1.333 USD/ounce. Chuyên gia David Meger, thuộc High Ridge Futures tại Chicago, nhận định sự đi xuống của giá cổ phiếu và đồng USD yếu đi đã thúc đẩy các nhà đầu tư đổ tiền vào vàng.

Những tuần gần đây, mối lo ngại về sự bất đồng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, lệnh trừng phạt đối với Nga và tình hình bất ổn tại Trung Đông là những yếu tố hỗ trợ giá vàng. Tuy nhiên, triển vọng nâng lãi suất tại Mỹ vẫn phủ “bóng mây” lên thị trường này.

Nhà phân tích Simona Gambarini, thuộc Capital Economics, dự báo giá vàng sẽ tiếp tục giao dịch trong biên độ 1.300-1.350 USD/ounce.

Trên thị trường kim loại quý khác, giá bạch kim tăng 1,6% lên 932,10 USD/ounce. Còn giá bạc tăng 1,2% lên 16,72 USD/ounce sau khi sụt giảm trong phiên trước.

Giá dầu thế giới ngày 24/4 quay đầu giảm

Trong phiên giao dịch ngày 24/4, giá dầu thô thế giới sụt giảm trong bối cảnh những quan ngại về việc chính quyền Mỹ có thể sẽ tái áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Iran đã giảm đi phần nào, khiến các nhà đầu tư bớt lo lắng hơn về tương lai xuất khẩu của quốc gia hồi giáo này.

Chốt phiên giao dịch ngày 24/4 tại New York, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 6/2018 giảm 0,94 USD xuống mức 67,70 USD/thùng. Trong khi tại London, giá dầu Brent giao tháng 6/2018 cũng lùi 0,85 USD (hay 1,1%) xuống 73,86 USD/thùng.

Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã cam kết sẽ đưa ra những biện pháp mạnh mẽ hơn nhằm kiềm chế Iran. Tuy nhiên, trong một cuộc họp báo chung, Tổng thống Trump đã không lặp lại những lời đe dọa rằng sẽ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 mặc dù đã tỏ rõ quan điểm rằng ông không còn kiên nhẫn đối với vấn đề này.

Việc tái áp đặt các biện pháp trừng phạt có thể làm phương hại tới hoạt động xuất khẩu dầu thô của Iran. Stephen Innes, Giám đốc doanh nghiệp môi giới hàng hóa kỳ hạn OANDA, cho biết các biện pháp trừng phạt mới đối với Tehran "có thể đẩy giá dầu tăng thêm đến 5 USD/thùng."

Ngoài những yếu tố địa chính trị, thông tin do Viện Dầu khí Mỹ cung cấp là dự trữ dầu thô của nước này đã bất ngờ tăng, trái ngược với những dự đoán trước đó của các chuyên gia phân tích, cũng là một trong những nguyên nhân đẩy giá dầu đi xuống trong phiên này.

Trong khi đó, mặc dù quay đầu đi xuống trong phiên này song theo các chuyên gia phân tích, giá "vàng đen" vẫn nằm trong ngưỡng cao nhất của 3 năm rưỡi qua. Giá dầu bắt đầu phục hồi từ năm 2016 khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) “bắt tay” với Nga và các quốc gia khác để cắt giảm sản lượng và kiềm chế hoạt động xuất khẩu mặt hàng này.

Thêm vào đó, theo nhận định của chuyên gia phân tích Carsten Fritsch thuộc ngân hàng Commerzbank thì “giá cả đang tăng do nguồn cung khan hiếm tại Venezuela, cộng với sự cắt giảm của Nga và OPEC”, đi kèm với nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giá vàng ngày 9/12: Vàng nhẫn tăng giá, vàng miếng đi ngang phiên đầu tuần

Giá vàng thế giới hôm nay (9/12) tăng trở lại khi Hội đồng Vàng thế giới (WGC) cho biết, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) tiếp tục mua vàng dự trữ trong tháng 11 sau 6 tháng tạm dừng, giao dịch quanh mức 2.646 USD/ounce. Trong nước, giá vàng miếng SJC ở mức 85,2 triệu đồng/lượng; vàng nhẫn tăng lên 84,2 triệu đồng/lượng.

Giá vàng ngày 9 12 Vàng nhẫn tăng giá, vàng miếng đi ngang phiên đầu tuần
Đồng USD mạnh gây thêm sức ép lên giá vàng

Giá vàng thế giới giảm trong phiên giao dịch 2/12, chấm dứt chuỗi bốn phiên tăng liên tiếp, khi đồng USD tăng mạnh và các nhà đầu tư chuẩn bị đón nhận dữ liệu kinh tế quan trọng và những nhận định của Cục Dự trữ liên bang (Fed) về lộ trình lãi suất.

Đồng USD mạnh gây thêm sức ép lên giá vàng
Xu hướng và diễn biến trong ngắn hạn của giá vàng

Ngay sau bầu cử Mỹ với kết quả tái đắc cử của Tổng thống Donald Trump, thị trường tài chính – đầu tư toàn cầu chứng kiến sự sụt giảm đột biến của giá vàng. Chịu tác động trước diễn biến này, dù giá vàng miếng SJC được duy trì khá ổn định nhưng giá vàng nhẫn trong nước liên tục đà giảm giá.

Xu hướng và diễn biến trong ngắn hạn của giá vàng
Giá vàng 'nhảy múa', đại biểu Quốc hội kiến nghị thành lập sàn giao dịch vàng

Khoảng hơn 3 tuần nay, giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn liên tục tăng cao. Giá vàng nhẫn điều chỉnh nhanh hơn và theo nhịp tăng của thế giới còn giá vàng miếng SJC phụ thuộc vào giá bán của Ngân hàng Nhà nước. Hiện, giá bán vàng miếng ở mốc 89 triệu đồng/lượng, cao nhất trong vòng 4 tháng qua. Bên cạnh đó, giá vàng nhẫn cũng ở mức gần 89 triệu đồng/lượng, cao nhất trong lịch sử. Ngân hàng Nhà nước cho biết giá vàng trong nước hiện chỉ cao hơn thế giới 5-7%.

Giá vàng nhảy múa , đại biểu Quốc hội kiến nghị thành lập sàn giao dịch vàng

TIN MỚI

Return to top