ClockThứ Hai, 28/08/2023 07:48

Giảm mặt bằng lãi suất: Nhiệm vụ trọng tâm

TTH - Sau chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước về giảm lãi suất huy động, cho vay để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng đã bắt đầu điều chỉnh hạ lãi suất, bao gồm cả lãi suất tiết kiệm và lãi suất cho vay ở nhiều kỳ hạn.

Fed tăng mạnh lãi suất làm tăng rủi ro nền kinh tế toàn cầuTỷ giá trung tâm giảm 10 đồng sau khi Fed tăng lãi suấtHai đối tượng cho vay lãi suất hơn 420%/năm lĩnh án

 Agribank triển khai nhiều chương trình tín dụng ưu đãi với lãi suất thấp hơn mặt bằng chung

Lãi suất tiếp tục giảm

Theo khảo sát, mặt bằng lãi suất chung ở đa số các ngân hàng hiện duy trì mức 6,8% ở kỳ hạn 6 - 7 tháng, giảm 0,2% so với đầu tháng; lãi suất kỳ hạn 8 - 11 tháng giảm 0,1% còn 6,9%/năm; lãi suất các kỳ hạn 12 - 36 tháng là 7%/năm. Trong đó, nhóm ngân hàng thương mại có cổ phần Nhà nước như: Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng chỉ còn 5.8%/năm. So với giai đoạn cao điểm vào cuối năm ngoái, lãi suất tiết kiệm đã giảm tới 3-4%, và giảm mạnh nhất ở kỳ hạn từ 6 tháng trở lên. Hiện, mặt bằng lãi suất đã về ngang với giai đoạn nửa đầu năm 2022.

Về lãi suất cho vay theo số liệu từ Cục Thống kê tỉnh, lãi suất cho vay bằng Việt Nam đồng đối với các lĩnh vực ưu tiên đang được áp dụng tối đa 4,0%/năm đối với ngắn hạn. Lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường dao động trong khoảng 7-9,5%/năm đối với ngắn hạn; 8-10%/năm đối với trung và dài hạn.

So với cuối năm 2022, lãi suất cho vay đã giảm 1,5-2%/năm và cao hơn với các chương trình cho vay ưu đãi.

Song hành với việc giảm mặt bằng lãi suất chung, nhiều ngân hàng đã triển khai các chương trình giảm lãi suất riêng nhắm đến các doanh nghiệp đầu tư trong những lĩnh vực đang gặp khó khăn, khách hàng vay cá nhân nhằm khuyến khích đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất và kinh doanh. Lấy Agribank làm ví dụ, khi từ đầu năm đến nay ngoài 7 lần giảm lãi suất cho vay, ngân hàng này còn triển khai nhiều chương trình tín dụng ưu đãi với lãi suất thấp hơn so với lãi suất bình quân. Mới nhất, Agribank dành 10.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa với lãi suất ưu đãi giảm 0,7%/năm so với sàn lãi suất cho vay thông thường.

Vietcombank cũng thông báo tiếp tục giảm lãi suất cho vay với mức giảm tới 0,5%/năm cho toàn bộ khoản vay của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, thời gian áp dụng trong 5 tháng từ ngày 1/8/2023 đến hết ngày 31/12/2023. Trong khi đó, VietinBank tăng quy mô gói ưu đãi lãi suất SME UP lên 15.000 tỷ đồng và giảm thêm lãi suất cho vay chỉ từ 6,8%/năm. BIDV cũng triển khai gói tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản nhà ở thương mại với quy mô 20.000 tỷ đồng với lãi suất từ 8,5%/năm cho chủ đầu tư và 7,8%/năm cho khách hàng cá nhân.

Quyết liệt trong giảm lãi suất

Để tiếp tục đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp giảm bớt khó khăn đồng thời tạo động lực trong tăng trưởng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh đã có nhiều chỉ đạo liên quan đến giảm lãi suất. Mới nhất, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản gửi đến các tổ chức tín dụng trên địa bàn yêu cầu các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, giảm chi tiêu, cắt bỏ những thủ tục hành chính không cần thiết, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để có dư địa giảm lãi suất, tăng khả năng tiếp cận tín dụng, tạo thuận lợi cho khách hàng phục hồi sản xuất kinh doanh theo tinh thần lợi ích hài hòa, khó khăn chia sẻ.

Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Phạm Bá Nam cho biết, sẽ tăng cường chỉ đạo các ngân hàng trên địa bàn tiếp tục thực hiện các giải pháp để giảm mặt bằng lãi suất, nhất là giảm lãi suất cho vay đối với các khoản cho vay đang còn dư nợ hiện hữu và các khoản cho vay mới. Phấn đấu mức giảm lãi suất tối thiểu từ 1,5-2%/năm theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.

Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng phải xem việc thực hiện các giải pháp giảm lãi suất cho vay, nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách cần được quyết liệt triển khai thực hiện trong năm 2023. Đồng thời, yêu cầu giám đốc các ngân hàng thương mại trên địa bàn quán triệt và trực tiếp chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ giải pháp theo các nội dung đã nêu trên một cách hiệu quả, với tinh thần trách nhiệm cao nhất.

Với sự chỉ đạo mạnh mẽ từ phía Ngân hàng Nhà nước, nhiều doanh nghiệp kỳ vọng, thời gian tới, doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn vốn vay với lãi suất thấp hơn, giúp giảm áp lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhất là thời điểm doanh nghiệp đang tăng tốc phục vụ nhu cầu hàng hóa dịp cuối năm. Tuy nhiên cùng với đó, nhiều doanh nghiệp cùng tỏ ra lo ngại, bởi khi lãi suất giảm xuống thấp, ngân hàng sẽ khắt khe hơn với đối tượng vay để tránh rủi ro nợ xấu. Vì thế, một bộ phận doanh nghiệp không có tài sản thế chấp hoặc không minh bạch tài chính có thể gặp khó khăn trong việc vay vốn.

Để hài hòa lợi ích giữa người vay và các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước cũng khuyến cáo doanh nghiệp cần minh bạch tài chính ngay từ đầu để tạo nên mối quan hệ “đôi bên cùng có lợi” trong tiếp cận tín dụng. Từ đây tạo dựng niềm tin giúp các tổ chức tín dụng mạnh dạn trong hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.

Bài, ảnh: Hoàng Anh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chương trình Phát triển các đô thị loại II: Nhiều gói thầu “gặp khó” mặt bằng

Nhiều hạng mục công trình thuộc các gói thầu của Dự án Chương trình Phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh) - DA thành phần Thừa Thiên Huế (gọi tắt DA đô thị xanh) bị “đứng hình” do bế tắc hoặc gặp khó trong công tác giải phòng mặt bằng (GPMB), dẫn đến công trình chậm tiến độ kéo dài.

Chương trình Phát triển các đô thị loại II Nhiều gói thầu “gặp khó” mặt bằng
Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
Dubai và nhiệm vụ dọn dẹp thành phố quy mô lớn sau lũ

Dubai, một thành phố trên sa mạc nổi tiếng về vẻ đẹp hiện đại phải đối mặt với nhiệm vụ nặng nề là dọn sạch những con đường bị ngập nước và “giải cứu” những ngôi nhà chìm trong nước 2 ngày sau khi một cơn bão kỷ lục quét qua khiến Dubai hứng chịu những trận mưa lớn, với lượng mưa trong một năm đã đổ xuống chỉ trong một ngày.

Dubai và nhiệm vụ dọn dẹp thành phố quy mô lớn sau lũ

TIN MỚI

Return to top