ClockThứ Hai, 18/01/2021 07:00

Nam A Bank giảm đến 2% lãi suất vay cho người dân miền trung

TTH.VN - Từ nay đến 31/3/2021, Nam A Bank triển khai chương trình “Đồng hành cùng người dân miền Trung” khắc phục hậu quả do mưa lũ, giảm lãi suất vay đến 2%/năm, áp dụng cho các khách hàng vay vốn sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và tín chấp siêu linh hoạt.

World Bank: Nam Á dự báo đối mặt suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong 40 năm qua

Cụ thể, đối với các khoản vay hiện hữu, có tài sản đảm bảo phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng, Nam A Bank giảm lãi suất đến 0,5%/năm với thời gian lên đến 03 tháng. Bên cạnh đó, các khách hàng có nhu cầu vay tín chấp siêu linh hoạt sẽ được giảm 2%/năm so với biểu lãi suất vay hiện hành.

Chương trình áp dụng cho các khách hàng cá nhân đang sinh sống và hoạt động kinh doanh trên địa bàn các tỉnh/thành phố bị ảnh hưởng bởi mưa lũ gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.

Nam A Bank đồng hành cùng người dân Miền Trung gượng dậy sau lũ

Cuối tháng 10/2020 vừa qua, tình trạng “bão chồng bão”, “lũ chồng lũ” chưa từng có trong nhiều năm qua đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống và sản xuất của hàng triệu người dân các tỉnh miền Trung. Do đó, qua việc triển khai chương trình “Đồng hành cùng người dân miền Trung”, Nam A Bank mong muốn chung tay chia khó cùng khách hàng và tạo điều kiện, hỗ trợ để bà con tái thiết cuộc sống, khôi phục hoạt động kinh doanh sau thời gian dài bị ảnh hưởng mưa lũ.

Đồng thời, hoạt động này Nam A Bank cũng thực hiện theo chủ trương của Chính phủ và định hướng của Ngân hàng Nhà nước về việc hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả do mưa lũ tại khu vực Miền Trung & Tây Nguyên.

Trước đó, ngay khi các tỉnh Miền Trung & Tây Nguyên đối mặt với bão lũ, tập thể Nam A Bank đã trích một phần thu nhập để kịp thời ủng hộ người dân. Gần 500 phần quà với tổng giá trị 240 triệu đồng đã được gửi đến bà con hộ nghèo và cận nghèo tại xã Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Sắp tới, Nam A Bank sẽ tiếp tục dành gần 1 tỷ đồng, thực hiện chương trình thiện nguyện với các hoạt động thăm hỏi, động viên những gia đình bị thiệt hại về người và tài sản, đặc biệt là các hộ nghèo. Không chỉ nhà dân mà những công trình, trường học; hệ thống giao thông, công sở… cũng tan hoang sau lũ và Nam A Bank cũng sẽ chú trọng triển khai các hoạt động liên quan đến giáo dục, trao học bổng, hỗ trợ cơ sở vật chất, thiết bị học tập cho các em học sinh vùng lũ để các em có thể trở lại trường và viết tiếp ước mơ của mình.

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ổn định cuộc sống nhờ nguồn vốn vay chính sách

Nhiều hộ gia đình vươn lên thoát nghèo bền vững; đối tượng chính sách ổn định cuộc sống hơn nhờ vào nguồn vốn vay tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Quảng Điền.

Ổn định cuộc sống nhờ nguồn vốn vay chính sách
Hướng đến nền y tế hiện đại, tăng sự hài lòng của người dân

Trong xu thế đẩy mạnh chuyển đổi số, Sở Y tế đầu tư xây dựng Trung tâm Điều hành y tế thông minh (YTTM) nhằm phục vụ cho việc hoạch định chính sách, quản lý điều hành, phòng, chống dịch bệnh, giúp người dân nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng. PGS.TS. Trần Kiêm Hảo, Giám đốc Sở Y tế đã trao đổi với Báo Thừa Thiên Huế về vấn đề này.

Hướng đến nền y tế hiện đại, tăng sự hài lòng của người dân
​Tầm soát miễn phí bệnh đái tháo đường cho người dân

Hưởng ứng ngày Đái tháo đường thế giới 14/11, Đoàn Thanh niên Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp cùng Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh tổ chức chương trình “Tầm soát miễn phí đái tháo đường cho người dân toàn tỉnh”.

​Tầm soát miễn phí bệnh đái tháo đường cho người dân
Khi người dân có “điểm tựa”

Từ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các tổ chức, đoàn thể và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, người dân Phú Vang đã nỗ lực vươn lên, chung sức cùng địa phương thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế.

Khi người dân có “điểm tựa”
Return to top