ClockThứ Bảy, 18/03/2023 11:59

Tăng nguồn tiền dự phòng để hạn chế rủi ro

TTH - Việc không cân đối thu nhập trước khi vay vốn và không tìm hiểu kỹ về chính sách cho vay của các ngân hàng, đang tạo nên áp lực trả nợ không nhỏ cho khách hàng vay vốn.

Ngân hàng giảm lãi suất cho vayĐồng loạt giảm lãi suất tiền gửi giúp lãi vay hạ nhiệtNgân hàng giảm lãi suất cho vay

leftcenterrightdel
 Người vay vốn cần nghiên cứu kỹ hợp đồng tín dụng (Ảnh minh họa)

Áp lực khi lãi suất “thả nổi”

Từ tháng 9/2022 đến nay, nhiều ngân hàng điều chỉnh lãi suất huy động lên mức chạm ngưỡng 9,5%. Cùng với đó, lãi suất cho vay mua nhà hay sửa chữa nhà ở cũng được điều chỉnh tăng lên mức 10 đến 15% khiến các khách hàng vay vốn mua, xây dựng nhà ở gặp không ít khó khăn.

Dành dụm được một khoản tiền nhỏ cộng với được gia đình hỗ trợ, anh Nguyễn Anh N., Phong Điền cũng mua được cho mình miếng đất ở thành phố với kỳ vọng vài năm sau sẽ tích cóp một khoản tiền đầu tư ngôi nhà ở thành phố, thuận tiện cho công việc cũng như con cái học hành. Với số vốn có sẵn 900 triệu đồng, anh chị liên hệ với ngân hàng vay thêm 1,1 tỷ đồng để mua đất.

Theo tư vấn của cán bộ tín dụng, anh chị được vay vốn ưu đãi với lãi suất 3 tháng đầu là 9,5%. Sau 3 tháng, lãi suất sẽ được thả nổi tùy vào việc áp dụng mức trần lãi suất của ngân hàng. Như thế với khoảng vay 1,1 tỷ đồng vay trong thời hạn 8 năm, trong 3 tháng đầu, anh phải trả gốc lãi gần 20 triệu đồng/tháng theo hình thức gốc cố định lãi giảm dần.

Anh N. nói, thật sự với số gốc và lãi như trên, gia đình chúng tôi khá chật vật trong chi tiêu vì có nhiều khoản có thể cắt giảm nhưng chi phí sinh hoạt thông thường, tiền học tập của con không thể cắt giảm được. Sau khi bước sang tháng thứ 4, lãi suất có điều chỉnh tăng lên và trong tháng này số tiền gốc lãi phải trả (lãi suất 14,4%/năm) thì số tiền mà tôi phải trả hàng tháng lên 24,5 triệu đồng/tháng. Như vậy so với thời điểm mới vay, chênh lệch giữa số tiền nợ phải trả đã bội chi thêm hơn 4,5 triệu đồng cho phần tăng lãi suất tăng thêm.

“Giờ chỉ nghĩ đến số tiền hàng tháng phải trả quả thật tôi thấy rất mệt mỏi. Áp lực trả nợ nên mới đây hai vợ chồng tôi bàn nhau bán lại miếng đất để giảm bớt áp lực. Tuy nhiên hiện nay, giá đất đang giảm. Nếu trước đây miếng đất ấy tôi mua 2 tỷ đồng thì hiện nay nhiều người chỉ trả ở ngưỡng 1,85 tỷ đồng. Thật sự, chúng tôi đang “tiến không được, lùi không xong” sau khi vay vốn mua đất như hiện nay” anh N. bộc bạch.

Việc vay vốn ngân hàng để mua nhà, đất phục vụ nhu cầu ở chính đáng là lựa chọn của phần đông người dân khi không đủ khả năng tài chính chi trả một lần. Tuy nhiên, khi lãi suất cho vay tăng mạnh, nhiều người rơi vào cảnh vỡ kế hoạch tài chính, áp lực trả nợ đè nặng.

Cũng trong hoàn cảnh tương tự, chị Phạm Thị H., TP. Huế khá lo lắng khi khoản vay của mình tháng sau là bắt đầu hết ưu đãi và áp dụng lãi suất “thả nổi” theo thị trường. Chị chia sẻ, mình có nhờ cán bộ tín dụng tính toán thì thấy chênh lệch lãi suất ưu đãi với lãi suất “thả nổi” khá lớn nên cũng rất lo. Hiện nay, mỗi tháng mình phải trả ngân hàng khoảng 12 triệu đồng cả gốc lẫn lãi, chiếm hơn 50% thu nhập của hai vợ chồng. Sang tháng, số tiền này lên đến gần 15 triệu đồng, điều này có thể vượt quá khả năng chi trả của mình.

Cần cân đối khả năng trả nợ trước khi vay vốn

Khi tiếp cận với các ngân hàng, hầu hết các khách hàng chỉ quan tâm đến lãi suất ưu đãi trong giai đoạn đầu tiên mà ít khi chú ý đến việc hết kỳ hạn ưu đãi, lãi suất sẽ được “thả nổi” tùy theo biên độ và quy định của từng ngân hàng. Đó là một trong những lý do khiến người vay vốn rơi vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan” và chịu áp lực trả nợ lớn khi hết thời hạn ưu đãi lãi suất.

Thực tế, việc lãi suất tăng cũng đang tác động không nhỏ đến thị trường bất động sản, mà cụ thể nhất là khả năng thanh khoản bất động sản hiện đang rất thấp. Các nhà đầu tư hay cả người có nhu cầu chính đáng đều khá thận trọng khi sử dụng các đòn bẩy tài chính. Bởi khi lãi suất còn thấp, mức vay từ 50 - 70% giá trị tài sản có thể được coi là nhẹ nhàng, nếu gặp khó khăn thời điểm này thì khả năng thanh khoản cũng lớn. Nhưng với mức lãi suất như hiện nay, việc vay với mức vay 50 - 70% giá trị tài sản có thể khiến nhà đầu tư gặp khó khăn vì tác động kép từ tăng lãi suất lẫn khả năng thanh khoản kém.

Tại các diễn đàn tư vấn bất động sản các chuyên gia tài chính đều khuyến cáo, nhà đầu tư nên cơ cấu khoản vay về mức 30% giá trị tài sản, tức là phải có sẵn nguồn tiền chiếm 70% giá trị tài sản mới quyết định đầu tư. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính cũng phải được cân đối trong khả năng dòng tiền ổn định, có thể trả lãi và nợ gốc ngân hàng hàng tháng. Ngoài ra, nhà đầu tư cần tăng khoản dự phòng trong tình hình lãi suất tăng cao, kinh tế khó khăn để đảm bảo việc trả nợ không quá ảnh hưởng đến cuộc sống, tránh được nợ xấu.

Đại diện Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh cũng khẳng định, chi nhánh đang tiếp tục theo dõi, chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tiếp tục tăng cường kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản. Tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản trong những tháng đầu năm đạt 19.326 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 26,2% tổng dư nợ tín dụng. Trong đó, dư nợ phục vụ mục đích tự sử dụng, nhu cầu tiêu dùng của khách hàng chiếm tỷ trọng 80% dư nợ lĩnh vực bất động sản, giảm 0,36% so với đầu năm.

Bài, ảnh: HOÀNG ANH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kiểm soát bệnh sởi, khuyến khích tiêm vắc-xin dự phòng

Trên địa bàn tỉnh ghi nhận hơn 20 ca sốt phát ban nghi sởi và 10 ca mắc bệnh sởi xác định. Điều kiện thời tiết hiện nay là môi trường thuận lợi cho nhiều dịch bệnh phát triển; dự báo các ca bệnh sẽ tăng trong những ngày tới.

Kiểm soát bệnh sởi, khuyến khích tiêm vắc-xin dự phòng
Ổn định lãi suất, tạo đà tăng trưởng

Trong bối cảnh nhu cầu vay vốn của người dân, doanh nghiệp tăng cao dịp cuối năm, nhiều ngân hàng thương mại đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động. Song cùng với đó, để thúc đẩy tín dụng, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế, các ngân hàng phải tìm cách tiết giảm chi phí, nỗ lực giữ ổn định lãi suất cho vay.

Ổn định lãi suất, tạo đà tăng trưởng
Ngân hàng và doanh nghiệp cần có tiếng nói chung

Các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã triển khai nhiều chương trình tín dụng hướng vào các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng và các lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh. Đó là khẳng định của ông Phạm Bá Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh tại hội nghị đối thoại, kết nối ngân hàng, doanh nghiệp (DN) trên địa bàn chiều 14/11.

Ngân hàng và doanh nghiệp cần có tiếng nói chung
Return to top