ClockThứ Năm, 09/08/2012 14:26

Tạo thị trường sôi động từ hoạt động khuyến mại

TTH - Từ ngày 10/8 đến 10/9 trên địa bàn tỉnh diễn ra Chương trình Tháng bán hàng khuyến mại (TBHKM) lần thứ VI- 2012. Xung quanh sự kiện này, phóng viên Báo Thừa Thiên Huế có cuộc trao đổi với ông Lê Phước Hòa (LPH), Phó Giám đốc Sở Công thương, Trưởng ban tổ chức Chương trình TBHKM 2012. Nói về mục đích của chương trình, ông LPH cho biết:

Phát huy những kết quả đạt được từ những năm qua và hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, chương trình “Đưa hàng Việt về nông thôn” do Bộ Chính trị và Bộ Công thương phát động, từ ngày 10/8 đến 10/9 TP Huế và các địa phương trong tỉnh diễn ra các hoạt động nằm trong khuôn khổ của TBHKM. So với 5 lần trước, TBHKM lần này có sự đổi mới trong nội dung hoạt động, hình thức khuyến mại và tính chuyên nghiệp cũng được nâng lên. Công tác tuyên truyền, phát động chương trình được triển khai đồng bộ trên phạm vi cả nước; các phiên chợ bán hàng khuyến mại kết hợp với bán hàng bình ổn về nông thôn với phạm vi hoạt động rộng khắp và tập trung hơn. Mặt khác, trong những ngày diễn ra TBHKM, trên địa bàn TP Huế có hội chợ khuyến mại với quy mô khoảng 200 gian hàng nhằm giúp các DN, cơ sở kinh doanh có điều kiện giao lưu, hợp tác, quảng bá thương hiệu sản phẩm, đồng thời kích cầu tiêu dùng của người dân địa phương và khách du lịch.

Lễ phát động Chương trình TBHKM 2011 diễn ra sôi động với sự góp mặt của hàng trăm DN, cơ sở trong và ngoài tỉnh

Chương trình TBHKM 2012 tổ chức với mục đích thúc đẩy lưu thông hàng hoá trên địa bàn tỉnh, kích cầu sản xuất tiêu dùng góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội. Chương trình nhằm vận động các DN và người tiêu dùng thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cũng như đẩy mạnh chương trình đưa hàng Việt về nông thôn; từng bước đưa hoạt động khuyến mại trên địa bàn đi vào nền nếp, đảm bảo lợi ích cho thương nhân và người tiêu dùng.

 
Nội dung và các hoạt động chính của TBHKM 2012 là gì? Người tiêu dùng, khách du lịch và người dân các vùng sâu, vùng xa được hưởng lợi gì từ chương trình này, thưa ông?     
 
Được xác định là một trong những sự kiện lớn diễn ra trên địa bàn nên ngay từ đầu năm 2012, Sở Công thương đã triển khai công tác tổ chức, tuyên truyền quảng bá chương trình nhằm cổ động, thu hút người dân và du khách tham gia chương trình; phối hợp với các DN tổ chức hội chợ khuyến mại Huế 2012 tại công viên Thương bạc, TP Huế; tổ chức các hội thảo, tập huấn nâng cao kỹ năng bán hàng… Không chỉ tạo sự sôi động tại thị trường Huế, TBHKM lan rộng đến các vùng quê thông qua các phiên chợ bán hàng khuyến mại, bình ổn giá tại các huyện, thị xã trên toàn tỉnh.
 
Tham gia vào TBHKM, các DN và cơ sở kinh doanh có điều kiện tăng cường quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm đến với người tiêu dùng. Chương trình còn là cầu nối hiệu quả trong liên kết, mở rộng quan hệ hợp tác kinh doanh và nâng cao trách nhiệm của nhà cung cấp hàng hóa, sản phẩm dịch vụ đến với người tiêu dùng nhằm tạo uy tín, gắn bó với khách hàng tiềm năng. Người dân các vùng sâu, vùng xa có điều kiện tiếp cận và mua sắm hàng hóa, dịch vụ với chất lượng đảm bảo, giá cả hàng hóa thấp nhất và được tham gia các chương trình khuyến mại hấp dẫn do các nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ triển khai.
 
Có bao nhiêu DN đăng ký tham gia TBHKM và các phiên chợ khuyến mại tại các địa phương trong tỉnh diễn ra như thế nào?
 
Năm 2011, chương trình TBHKM thu hút 100 DN tham gia với 450 chương trình khuyến mại tại 600 điểm kinh doanh, tổng doanh số bán ra đạt 225 tỷ đồng, tăng 14,7% so với trước thời điểm diễn ra TBHKM; trong đó, tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại đã trao cho người tiêu dùng đạt 11 tỷ đồng. Ngoài ra, có 13 phiên chợ bán hàng khuyến mại được tổ chức tại các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh với tổng doanh số bán ra đạt 2,6 tỷ đồng.
TBHKM lần VI- 2012 thu hút trên 300 chương trình của các DN, cơ sở kinh doanh trong và ngoài tỉnh tham gia với tổng giá trị hàng hóa khuyến mại trên 270 tỷ đồng, sản phẩm dùng để khuyến mại gần 14 tỷ đồng. Trong đó, một số DN tham gia chương trình là các công ty, tập đoàn thương mại lớn, như Công ty LD Unilever VN, Công ty TNHH điện tử Samsung Vina, Công ty TNHH Nestle VN, Công ty TNHH truyền hình số vệ tinh Việt Nam, Công ty TNHH Sony Electronics Việt Nam, Công ty Ajinomoto Việt Nam, Công ty TNHH TAISUN VN và nhiều ngân hàng cổ phần thương mại lớn trong cả nước. Trong đó, tỉnh có 39 DN, cơ sở tham gia chương trình, trong đó một số DN có chương trình khuyến mại hấp dẫn với giá trị dùng để khuyến mại lớn, như Viễn thông Thừa Thiên Huế 1 tỷ đồng, Công ty CP Thế Giới Di Động- CN Huế 315 triệu đồng, Siêu thị Big C Huế 320 triệu đồng, Ngân hàng TMCP An Bình- CN Huế 150 triệu đồng, Ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam- CN Huế 50 triệu đồng và các Ngân hàng Sacombank, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương VN khuyến mại với nhiều chuyến du lịch nước ngoài có giá trị lớn, hấp dẫn.
 
Đối với các phiên chợ bán hàng tại nông thôn, Ban tổ chức bố trí tổ chức 12 phiên chợ bán hàng khuyến mại kết hợp bán hàng bình ổn giá trong phạm vi toàn tỉnh; trong đó tại địa bàn các huyện thuộc vùng sâu, vùng xa sẽ tổ chức mỗi huyện 2 phiên chợ với thời gian từ 1-2 ngày. Các DN tham gia các phiên chợ trong đợt này, gồm Công ty CP Espace Business Huế, Công ty TNHH Coopmart Huế, Xí nghiệp Thành Lợi, DNTN Vạn Thành, Công ty CP Sách và thiết bị trường học, Công ty cổ phần Vĩnh Phát, Công ty CP Huestronics, Hợp tác xã Thuận Thành, Công ty TNHH Thái Đông Anh, Công ty CP thương mại Đông Ba. Sở Công thương đang phối hợp với các huyện, thị xã và các DN triển khai thực hiện các chương trình trong khuôn khổ TBHKM với mục đích tạo cho thị trường sự sôi động, đồng thời từng bước đưa hoạt động khuyến mại trên địa bàn tỉnh đi vào nề nếp, đảm bảo lợi ích cho thương nhân và người tiêu dùng.
 
Xin cám ơn ông!

Thanh Hương (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để doanh nghiệp quản trị và vận hành hiệu quả

Xây dựng chiến lược, lập kế hoạch kinh doanh và vận hành doanh nghiệp (DN) hiệu quả là nội dung khóa đạo tạo được Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp tổ chức trong 2 ngày 22 và 23/11.

Để doanh nghiệp quản trị và vận hành hiệu quả
Ngân hàng và doanh nghiệp cần có tiếng nói chung

Các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã triển khai nhiều chương trình tín dụng hướng vào các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng và các lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh. Đó là khẳng định của ông Phạm Bá Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh tại hội nghị đối thoại, kết nối ngân hàng, doanh nghiệp (DN) trên địa bàn chiều 14/11.

Ngân hàng và doanh nghiệp cần có tiếng nói chung
Xu hướng và diễn biến trong ngắn hạn của giá vàng

Ngay sau bầu cử Mỹ với kết quả tái đắc cử của Tổng thống Donald Trump, thị trường tài chính – đầu tư toàn cầu chứng kiến sự sụt giảm đột biến của giá vàng. Chịu tác động trước diễn biến này, dù giá vàng miếng SJC được duy trì khá ổn định nhưng giá vàng nhẫn trong nước liên tục đà giảm giá.

Xu hướng và diễn biến trong ngắn hạn của giá vàng

TIN MỚI

Return to top