ClockThứ Hai, 13/02/2023 07:23

Tránh chồng chéo về quản lý khi xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu

Phản hồi đề nghị của Bộ Tài chính về việc góp ý dự thảo Thông tư quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, nhiều điều khoản và quy định theo văn bản pháp luật cần sự điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế.

Tháng đầu năm 2023, ước xuất siêu 3,6 tỷ USDHoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu khởi sắcDoanh nghiệp xuất khẩu tập trung tìm thị trường mới

Xếp dỡ hàng hóa container tại Tân cảng Sài Gòn. Ảnh minh họa: Hồng Đạt/TTXVN

Cụ thể, hiện nay, theo pháp luật về quản lý ngoại thương, Bộ Công Thương hoặc tổ chức được Bộ Công Thương ủy quyền sẽ là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và thực hiện kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu. Dự thảo có nội dung, cơ quan hải quan sẽ thực hiện thủ tục để xác định trước xuất xứ hàng hóa đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu; đồng thời, kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu (bao gồm cả hàng hóa đã được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và hàng hóa chưa có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa). Như vậy, sẽ có trường hợp, doanh nghiệp được cấp C/O sẽ phải chịu sự giám sát, kiểm tra, xác minh của nhiều cơ quan cùng một lúc, bao gồm cả cơ quan cấp C/O và cơ quan hải quan. Điều này gây ra sự chồng chéo trong quản lý và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Để hạn chế tình trạng này, VCCI cho rằng, dự thảo cần được thiết kế theo hướng, cơ quan hải quan không tiến hành kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa đối với những hàng hóa mà cơ quan, tổ chức cấp C/O đã kiểm tra, xác minh.

Hay như quy định, trường hợp người khai hải quan “xuất trình chứng từ chứng minh không đúng thời hạn quy định” (là 10 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của cơ quan hải quan) thì Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan báo cáo, đề xuất Cục Hải quan tỉnh, thành phố tiến hành kiểm tra, xác minh tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Điều này được hiểu là dù có C/O nhưng không xuất trình trong thời hạn quy định, cơ quan hải quan sẽ tiến hành kiểm tra, xác minh tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu... Như vậy, quy định trên tại dự thảo có thể dẫn tới trường hợp, doanh nghiệp đã được cấp C/O sẽ phải tiếp hai đoàn kiểm tra xuất xứ hàng hóa từ hai cơ quan, tổ chức khác nhau.

Để hạn chế tình trạng này, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo sửa đổi, bổ sung quy định trên theo hướng, cơ quan hải quan sẽ thông báo tới cơ quan, tổ chức cấp C/O để phối hợp kiểm tra, xác minh cơ sở sản xuất. Trong trường hợp trước đó, cơ quan, tổ chức cấp C/O đã kiểm tra, xác minh cơ sở sản xuất thì sẽ thông báo cho cơ quan hải quan về kết quả xác minh, kiểm tra.

Ngoài ra, dự thảo còn quy định việc xử lý kết quả xác minh tại cơ quan, tổ chức cấp chứng từ, chứng nhận xuất xứ hàng hóa, kết quả kiểm tra tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Theo đó, trường hợp không đủ cơ sở chứng minh nội dung khai xuất xứ hàng hóa là phù hợp, cơ quan hải quan căn cứ vào các hồ sơ hiện có xử lý vi phạm theo quy định và yêu cầu người khai hải quan khai bổ sung xuất xứ chính xác theo kết quả kiểm tra, xác minh, xác định xuất xứ hàng hóa của cơ quan hải quan, đồng thời thông báo kết quả kiểm tra xác minh xuất xứ cho cơ quan có thẩm quyền cấp C/O để biết”.

Theo VCCI, quy định này có thể đưa đến cách hiểu, cơ quan hải quan sẽ tiến hành kiểm tra, xác minh kể cả trong trường hợp cơ quan, tổ chức cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp C/O và hoặc đã kiểm tra, xác minh tại cơ sở sản xuất. Điều này sẽ tạo ra gánh nặng về chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp và làm giảm ý nghĩa của hoạt động cấp C/O cũng như kiểm tra, xác minh của cơ quan, tổ chức cấp C/O.

Mặt khác, việc cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra, xác minh trong trường hợp hàng hóa của người khai hải quan đã được cấp C/O, đã được kiểm tra, xác minh bởi cơ quan, tổ chức cấp C/O có thể sẽ có trường hợp kết quả xác minh, kiểm tra của cơ quan hải quan và tổ chức cấp C/O khác nhau. Trường hợp này thì kết quả nào sẽ được công nhận và sử dụng; căn cứ vào đâu để xác định việc lựa chọn đó.

Do đó, để đảm bảo tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và tránh chồng chéo giữa hoạt động của các cơ quan, tổ chức, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo điều chỉnh quy định rõ ràng theo hướng, cơ quan hải quan chỉ kiểm tra, xác minh các trường hợp hàng hóa chưa được cấp C/O; trong trường hợp hàng hóa đã được cấp C/O thì sử dụng kết quả kiểm tra, xác minh của cơ quan, tổ chức cấp C/O.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Siết chặt quản lý phương tiện ô tô vi phạm tốc độ

Tình trạng xe container, đầu kéo, xe hợp đồng chở khách, xe chạy tuyến cố định vi phạm tốc độ dù đã được kiểm tra, xử lý nhắc nhở thường xuyên, song vẫn chưa thể chấm dứt hoàn toàn. Giải pháp đặt ra vẫn là quản lý chặt chẽ hơn nữa, xử lý nghiêm hơn nữa các phương tiện vi phạm để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng này.

Siết chặt quản lý phương tiện ô tô vi phạm tốc độ
QUẢN LÝ TRẬT TỰ ĐÔ THỊ VÀ AN TOÀN GIAO THÔNG:
Vào cuộc tích cực, không ngại va chạm

Đó là quan điểm và tinh thần chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh trước thực trạng người dân xây dựng, lắp đặt các biển hiệu, biển quảng cáo lấn chiếm công trình, vỉa hè, che khuất hệ thống an toàn giao thông (ATGT), phần đường dành cho người đi bộ… làm ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị, trật tự ATGT.

Vào cuộc tích cực, không ngại va chạm

TIN MỚI

Dụng cụ quán cafe cũ giao hàng miễn phíShop hàng mỹ chính hãng uy tínVai trò của mã zip code trong vận chuyểnLink tổng hợp máy phát điện trung quốc giá rẻ
Return to top