ClockThứ Tư, 30/11/2022 18:43

Thúc đẩy phát triển kinh tế số

TTH - Với mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế số, các địa phương trên địa bàn TP. Huế đang triển khai tuyên truyền, vận động các hộ kinh doanh sử dụng ví điện tử trên Hue-S, tư vấn mở điểm chấp nhận thanh toán QR Hue-S và vận động bà con đăng ký tài khoản định danh điện tử trên điện thoại thông minh.

Chuyển đổi số phải gắn với thực tế từng doanh nghiệp

Hướng dẫn sử dụng ví điện tử trên Hue-S và tư vấn mở điểm chấp nhận thanh toán QR Hue-S cho các hộ kinh doanh ở phường Phú Hội

Là một trong những địa phương có số hộ kinh doanh mua bán lớn nằm ở các trục đường trung tâm của thành phố như Mai Thúc Loan, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Hưng Đạo…, những ngày này, các đoàn thể phường Đông Ba đã đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh để tuyên truyền, hướng dẫn và vận động các hộ kinh doanh sử dụng ví điện tử trên Hue-S. Đồng thời, tư vấn mở điểm chấp nhận thanh toán QR Hue-S, tuyên truyền, vận động bà con đăng ký tài khoản định danh điện tử trên điện thoại thông minh.

Qua triển khai, đến nay hàng trăm hộ kinh doanh đã sử dụng ví điện tử trên Hue-S và khách hàng cũng đã chấp nhận thanh toán QR Hue-S nhằm đề phòng rủi ro trộm cắp, móc túi khi thanh toán bằng tiền mặt góp phần chung tay xây dựng phường Đông Ba trở thành phường kiểu mẫu của thành phố, đồng thời hướng tới mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt.

Chị Nguyễn Thị Bình, kinh doanh hàng điện máy ở đường Phan Đăng Lưu chia sẻ: “Đa số các sản phẩm điện lạnh, điện máy đều có mức giá khá cao, từ vài triệu đồng đến vài chục triệu nên trước đây mỗi lần khách hàng đến mua sắm, giao dịch bằng tiền mặt phải cất giữ số tiền lớn nên rất lo sợ kẻ gian đột nhập cướp giật, móc túi. Sau khi được các nhân viên hướng dẫn sử dụng ví điện tử trên Hue-S và mở điểm chấp nhận thanh toán QR, giờ đây khách hàng đến mua sắm chỉ cần sử dụng điện thoại thông minh kết nối mạng Wifi, 4G để giao dịch. Hơn nữa, cơ sở có thể chuyển tiền cho các đối tác nhanh chóng, thuận tiện trên cùng 1 thiết bị.

Tại phường Phú Hội, nơi có hơn 800 cơ sở kinh doanh khách sạn, nhà hàng, siêu thị, cửa hàng tạp hóa… nên việc hướng dẫn và vận động các hộ kinh doanh sử dụng ví điện tử Hue-S đang được địa phương tích cực triển khai. Đến nay, UBND phường đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức hướng dẫn triển khai chấp nhận thanh toán ví điện tử trên ứng dụng Hue-S cho 220 cơ sở kinh doanh khách sạn, nhà hàng ở khu vực phố Tây, sắp tới sẽ tiếp tục trên toàn địa bàn phường.

Theo lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông, với mục tiêu đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển kinh tế số trên địa bàn tỉnh, nền tảng Hue-S đã được tích hợp thành công tiện ích ví điện tử. Với tiện ích mới này, hiện người dùng nền tảng Hue-S không cần cài nhiều app mà chỉ cần dùng nền tảng này là có thể sử dụng các dịch vụ thanh toán trực tuyến của nhiều ngân hàng. Cùng với đó, trên Hue-S cũng cung cấp các dịch vụ thanh toán trực tuyến cho nhiều dịch vụ thiết yếu phục vụ nhu cầu đời sống của Nhân dân.

Ví điện tử trên Hue-S được xem là giải pháp thanh toán số liền mạch, kết nối với 40 ngân hàng, cho phép người dùng thực hiện nạp, rút, chuyển tiền và thanh toán nhiều loại hóa đơn dịch vụ tiện ích ngay trên nền tảng Hue-S mà không cần chuyển tiếp qua bất cứ ứng dụng trung gian nào khác. Đặc biệt, tính năng quét mã QR trên Hue-S đã được hợp nhất với tính năng thanh toán, cho phép người dùng có thể quét mã QR để mua sắm tại 150.000 điểm chấp nhận thanh toán trên toàn quốc.

Bài, ảnh: Liên Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững
Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”
Return to top