ClockThứ Sáu, 20/10/2023 14:43

Thúc đẩy triển khai bản đồ số hộ kinh doanh

TTH - Theo lộ trình được Tổng cục Thuế đưa ra, Thừa Thiên Huế sẽ triển khai bản đồ số hộ kinh doanh đầu năm 2024, với mục đích quản lý hiệu quả hộ kinh doanh một cách khoa học, hạn chế thất thu ngân sách nhà nước.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sungĐảm bảo kế hoạch tăng thu ngân sáchChính phủ quyết nghị gia hạn thuế, tiền thuê đất trong năm 2023

 Hộ kinh doanh có thể tra cứu thông tin trên hệ thống eTax Mobile

Tra cứu thông tin hộ kinh doanh vẫn khó

Hộ kinh doanh là một trong những thành phần kinh tế có vai trò quan trọng, trong việc giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, giảm phân hóa giàu nghèo, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Mặc dù vậy, công tác quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh vẫn đang gặp nhiều khó khăn.

Hiện, việc công khai thông tin hộ kinh doanh được thực hiện theo hình thức thủ công là chủ yếu. Thông tin hộ kinh doanh thường được niêm yết bản giấy tại UBND xã, phường, khu chợ, chi cục thuế, niêm yết trên các trang thông tin của địa phương,... và công khai trên website của ngành thuế. Tuy nhiên, việc công khai thông tin hộ kinh doanh trên website của ngành thuế mới đang ở dạng danh sách, chưa được thể hiện một cách trực quan, chưa hỗ trợ tra cứu và tìm kiếm một cách dễ dàng. Ngoài ra, việc công khai do từng địa phương tổ chức thực hiện nên thông tin công khai không được cập nhật trên một hệ thống tập trung dẫn đến việc khai thác, tra cứu, phân tích dữ liệu quản lý không được thuận tiện, khó thực hiện việc chia sẻ thông tin với cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan.

Để tăng cường công tác quản lý thuế cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho hộ kinh doanh, người dân, doanh nghiệp, các cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức khác có thể tra cứu, phản hồi thông tin trên thiết bị thông minh cầm tay mọi lúc, mọi nơi, Tổng Cục Thuế đã triển khai bản đồ số hộ kinh doanh để hỗ trợ thêm một hình thức hiển thị các thông tin phải công khai của hộ kinh doanh theo quy định. Cùng với các hình thức công khai đang áp dụng hiện hành thì với chức năng bản đồ số hộ kinh doanh sẽ hỗ trợ cơ quan thuế quản lý người nộp thuế một cách trực quan, nắm bắt tốt địa bàn, chống sót hộ, chống thất thu ngân sách.

Chức năng bản đồ số hộ kinh doanh cũng hỗ trợ tốt hơn cho hộ kinh doanh, người dân, doanh nghiệp, các cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức khác thực hiện việc phản hồi thông tin đến cơ quan thuế về công tác quản lý thuế hộ kinh doanh của cơ quan thuế địa phương, tăng cường công khai, minh bạch trong công tác quản lý thuế.

Rà soát chuẩn hóa dữ liệu

Theo đại diện Cục Thuế tỉnh, bản đồ số hộ kinh doanh là tập hợp các thông tin đã được mã hóa và lưu trữ dưới dạng số. Thông tin hiển thị là các thông tin phải công khai đối với hộ kinh doanh theo quy định. Ngoài ra, chức năng bản đồ số hộ kinh doanh sẽ được triển khai trên ứng dụng eTax Mobile để tạo điều kiện thuận lợi cho hộ kinh doanh, người dân, doanh nghiệp, các cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức khác có thể tra cứu, phản hồi thông tin trên thiết bị thông minh cầm tay mọi lúc, mọi nơi.

Trên cơ sở đó, bản đồ số hộ kinh doanh được cài đặt, quản lý và vận hành tập trung tại Tổng cục Thuế. Các thông tin hiển thị trên chức năng bản đồ số hộ kinh doanh được cập nhật tự động, thường xuyên, liên tục từ thông tin do cơ quan thuế đã phê duyệt công khai trên website của cục thuế theo quy trình quản lý thuế đối với hộ kinh doanh.

Bản đồ số hộ kinh doanh sẽ triển khai theo lộ trình 2 giai đoạn. Giai đoạn I triển khai tại 5 Cục Thuế là Hà Nội, Bình Định, Long An, Thanh Hóa, Hòa Bình từ tháng 1/8/2023 đến hết tháng 31/12/2023. Giai đoạn 2 triển khai đến các Cục Thuế còn lại, trong đó có Thừa Thiên Huế. Cụ thể, từ 1/2/2024 đến hết 28/2/2024, chức năng bản đồ số hộ kinh doanh sẽ đáp ứng cho cơ quan thuế thực hiện việc tra cứu, rà soát và hiệu chỉnh thông tin sai lệch (nếu có) của thông tin công khai hộ kinh doanh năm 2024. Từ 1/3/2024 sẽ tiếp tục đáp ứng cho việc tra cứu và phản hồi thông tin của hộ kinh doanh, người dân, doanh nghiệp, các cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức khác.

Để việc triển khai chức năng bản đồ số hộ kinh doanh đảm bảo đúng nguyên tắc, đúng lộ trình, UBND tỉnh mới đây đã ban hành Chỉ thị số 19 yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao triển khai bản đồ số hộ kinh doanh trên địa bàn đảm bảo đúng quy định, phù hợp với điều kiện thực tế.

Ngoài ra, ngành thuế cũng tiếp tục đẩy mạnh công tác rà soát, chuẩn hóa dữ liệu hộ kinh doanh để đáp ứng đúng lộ trình chuyển đổi bản đồ số hộ kinh doanh của Tổng cục Thuế. Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế trong việc nộp thuế theo ID khoản phải nộp, tuyên truyền, hướng dẫn cho người nộp thuế về các chính sách thuế mới; tuyên tuyền, hướng dẫn hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện đăng ký sử dụng ứng dụng nộp thuế điện tử trên thiết bị di động (eTax Mobile)…

Ngoài ra, ngành thuế cũng tập trung quản lý thuế hộ, cá nhân kinh doanh đúng quy định và quy trình quản lý thuế, thường xuyên phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương và căn cứ vào tình hình thực tế tại từng địa bàn để triển khai có hiệu quả các biện pháp quản lý thuế, tăng cường công tác kiểm tra chống thất thu và thu hồi nợ đọng. Bên cạnh việc tăng cường các biện pháp quản lý tăng thu, cơ quan thuế cũng quan tâm và luôn đồng hành để giải quyết kịp thời, đầy đủ các chính sách nhằm động viên hộ kinh doanh nộp thuế triển khai đúng quy định về công tác chuyển đổi số hộ kinh doanh đúng lộ trình đặt ra.

Bài, ảnh: Thảo - Anh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy giáo dục quyền con người trong các cơ sở mầm non

Ngày 19/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo trực tuyến đánh giá thực hiện Đề án giáo dục quyền con người trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN). Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Thúc đẩy giáo dục quyền con người trong các cơ sở mầm non
Triển khai chương trình tài trợ thương mại mới cho các thị trường mới nổi

Tập đoàn tài chính đa quốc gia HSBC và Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC) của Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ cùng nhau cung cấp vốn cho các giao dịch thương mại, với giá trị lên tới 1 tỷ USD. Động thái này nhằm giúp lấp đầy khoảng trống về tài trợ cho thương mại tại các thị trường mới nổi.

Triển khai chương trình tài trợ thương mại mới cho các thị trường mới nổi

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top