ClockThứ Bảy, 28/01/2023 10:13

Tiếp tục tăng tốc

TTH - Bên cạnh một số đơn vị, doanh nghiệp làm việc xuyên Tết, trong không khí của những ngày đầu xuân, những đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bước vào năm 2023 với tâm thế phấn khởi cùng nhiều kỳ vọng mới.

Tăng tốc ngày đầu năm

Lì xì, động viên người lao động làm việc sáng mùng 6 Tết (27/1) tại Công ty CP Dệt may Huế

Ứng trực xuyên Tết

Trong những ngày nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão, đảm bảo cấp điện liên tục, ổn định, Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC Thừa Thiên Huế) đã huy động đội ngũ ứng trực làm việc xuyên tết theo ca, vừa đảm bảo sẵn sàng xử lý khi xảy ra sự cố, vừa có thể nghỉ Tết cổ truyền.

Qua thống kê, dịp Tết Nguyên đán Quý Mão, công suất sử dụng điện cao nhất vào ngày 30 Tết (21/1/2023) đạt 232,37 MW, xấp xỉ công suất sử dụng điện cao nhất dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 (231,7 MW).

Theo ông Hoàng Ngọc Hoài Quang -  Phó Giám đốc PC Thừa Thiên Huế, trong những ngày Tết (từ 20 - 26/1), hệ thống điện được vận hành an toàn, đảm bảo phục vụ nhu cầu sử dụng điện tăng cao của người dân.

Tuy cũng xảy ra một vài sự cố cục bộ do sử dụng điện tăng đột biến, nhất là sử dụng cùng lúc thiết bị có công suất lớn, gây chạm chập, cháy nổ trên đường dây, thiết bị của khách hàng, nhưng nhờ chủ động bố trí nhân lực, vật lực, ứng trực 24/24, đồng thời, thông qua Tổng đài CSKH 19001909, Công ty đã xử lý kịp thời các yêu cầu về dịch vụ điện và các sự cố. Qua đó, nhanh chóng cấp điện trở lại ổn định, an toàn trong và sau Tết.

Tương tự PC Thừa Thiên Huế, các bộ phận của Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam vẫn làm việc xuyên tết theo ca. Đại diện Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam cho hay, tình hình sản xuất, tiêu thụ bia đạt năm 2022 rất khả quan khi sản lượng khoảng 330 triệu lít, tăng 25% so với cùng kỳ, đồng thời, đạt mức tăng trưởng cao nhất trong những năm trở lại đây và vượt 26,9% so với kế hoạch đề ra là 260 triệu lít.

Có được kết quả trên, bên cạnh sự ổn định của thị trường truyền thống Huế, Quảng Trị..., một phần các thị trường như Thanh Hóa, Hà Nội, Sơn La, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Nam... tiếp tục phát triển mạnh, nhất là từ tháng 6/2022. Đáng chú ý, thị trường Đà Nẵng, Quảng Nam, TP. Hồ Chí Minh có sự tăng trưởng đột phá khi trong năm 2022, sản lượng tiêu thụ tại Đà Nẵng, Quảng Nam tăng khoảng 250-350%; TP. Hồ Chí Minh tăng khoảng 100 - 120% so với cùng kỳ. Trên cơ sở những thuận lợi này, năm 2023, Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam phấn đấu đạt mục tiêu sản xuất 340 triệu lít.

Kỳ vọng năm mới

Bên cạnh một số đơn vị, doanh nghiệp làm việc xuyên Tết, trong không khí của những ngày đầu xuân mới, một số đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh quay trở lại với công việc với khí thế lao động hăng say cùng kỳ vọng về một năm mới nhiều thắng lợi.

Ứng trực xuyên Tết tại Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế

Tại Công ty CP Dệt may Huế, đúng 7h sáng 27/1, các phân xưởng sản xuất bấm nút khởi động máy sẵn sàng cho năm làm việc 2023. Gần 5 ngàn lao động của Công ty tại các nhà máy đã trở lại làm việc bình thường với hy vọng công việc, thu nhập ổn định trong năm mới.

Ông Nguyễn Tiến Hậu - Giám đốc điều hành Công ty CP Dệt may Huế chia sẻ, tuy quý 3, quý 4 năm 2022 đối diện với nhiều khó khăn, đơn hàng giảm sút do ảnh hưởng bởi xung đột Nga – Ukraine, tuy nhiên, công ty vẫn đảm bảo việc làm, phúc lợi cho gần 5 ngàn lao động. Ngoài ra, dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, bên cạnh 3 suất quà với tổng trị giá gần 1 triệu đồng, mỗi lao động còn được thưởng 2 tháng lương thay vì 1 tháng lương như Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Hiện, công ty đã nhận đơn hàng sản xuất đến hết quý 1/2023 và tỷ lệ đơn hàng FOB chiếm tới hơn 50%. Năm 2023, Công ty phấn đấu nâng tổng doanh thu hơn 2.060 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu hơn 130 triệu USD. Cũng trong năm mới này, Công ty tiếp tục đầu tư thêm nhà máy may 3 tầng với quy mô 40 chuyền may với tổng mức đầu tư hơn 220 tỷ đồng, tạo thêm việc làm cho người lao động trên địa bàn, góp phần thúc đẩy kinh tế Thừa Thiên Huế phát triển, ông Hậu thông tin thêm.

Bên cạnh một số doanh nghiệp làm việc xuyên tết và ra quân sáng mùng 6 Tết (27/1), năm nay, nhiều đơn vị, doanh nghiệp tại các Khu kinh tế Chân mây - Lăng Cô, Khu công nghiệp Phú Bài, Phong Điền… quay trở lại làm việc muộn hơn mọi năm, chủ yếu rơi vào tầm cuối tháng 1, đầu tháng 2 Dương lịch. Đây cũng là điều kiện giúp người lao động có thêm thời gian nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động để bước vào năm 2023 với tâm thế mới cùng nhiều kỳ vọng.

Đơn cử như Công ty Scavi Huế, ngày làm việc chính thức là ngày 2/2. Đại diện Công ty Scavi Huế thông tin, tuy năm 2022 phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng doanh nghiệp vẫn đạt doanh thu gần 3.955 tỷ đồng, nộp ngân sách gần 67 tỷ đồng, thu nhập bình quân người lao động gần 7 triệu đồng/tháng. Năm 2023, Scavi Huế phấn đấu đạt doanh thu gần 4.674 tỷ đồng (tăng 18,2%), nộp ngân sách trên 84 tỷ đồng, nâng mức thu nhập bình quân người lao động lên gần 8 triệu đồng/tháng.

Phấn đấu hoàn thành mục tiêu chung

Ông Lê Văn Tuệ - Trưởng Ban Quan lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh chia sẻ, năm 2023, tuy dự báo tình hình kinh tế - xã hội có nhiều thách thức lớn, đơn vị vẫn phấn đấu thu hút thêm 10 - 12 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký và điều chỉnh tăng vốn khoảng 4.000 – 6.000 tỷ đồng; hoàn thành giải ngân 100% vốn đầu tư công; nâng tỷ lệ lấp đầy các KCN Phú Bài giai đoạn III và IV khoảng 25%, KCN Phong Điền khoảng 35% và các KCN còn lại trên 30%; 100% các dự án đi vào hoạt động thực hiện đầy đủ thủ tục về môi trường; các KCN có nhà đầu tư hạ tầng 100% có hệ thống xử lý nước thải; kim ngạch xuất nhập khẩu 1.300 triệu USD; nộp ngân sách đạt 3.500 tỷ đồng...

Theo ông Nguyễn Thanh - Giám đốc Sở Công thương, năm 2022 hoạt động sản xuất của một số ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh có nhiều điểm sáng và đạt tăng trưởng ấn tượng. Các ngành sản xuất bia, dăm gỗ, gạch ốp lát, điện, bia... đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Trên cơ sở những thành quả đạt được, năm 2023, toàn tỉnh phấn đấu chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 9,5 - 10,5%; giá trị sản xuất công nghiệp đạt 46.100 tỷ đồng, tăng 10,6%; kim ngạch xuất khẩu tăng 12%...

Bài, ảnh: HÀN ĐĂNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng tốc, quyết tâm đạt và vượt 15/15 chỉ tiêu, mục tiêu năm 2024

Tại Nghị quyết số 233/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương vừa tăng tốc, bứt phá để quyết tâm đạt và vượt toàn bộ 15 chỉ tiêu, mục tiêu của năm 2024, vừa khẩn trương triển khai những nhiệm vụ mới, quan trọng, cấp bách; tạo đà, tạo lực, tạo thế, giữ nhịp cao hơn để thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

Tăng tốc, quyết tâm đạt và vượt 15 15 chỉ tiêu, mục tiêu năm 2024
Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công cuối năm

Để hoàn thành kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt trên 95% mục tiêu Thủ tướng Chính phủ giao, các chuyên gia kinh tế đề xuất giao trách nhiệm cho từng bộ, ngành, địa phương tăng tốc thực hiện.

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công cuối năm
Tăng tốc trên các công trình trọng điểm

Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công khá cao so với trung bình chung của cả nước. Theo đó, tính đến cuối tháng 10/2024, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đạt 59,7% kế hoạch. Song, để đạt được mục tiêu giải ngân 95% vốn đầu tư công đến cuối năm nay là thách thức không nhỏ với các ban ngành, chủ đầu tư.

Tăng tốc trên các công trình trọng điểm
Return to top