ClockThứ Tư, 14/02/2024 07:52

''Trồng một tỷ cây xanh' trên hành trình 'về đích''

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các địa phương đã và đang quyết tâm đưa Đề án "Trồng một tỷ cây xanh" (Đề án) của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn 2021 – 2025 "về đích" đúng hẹn.
Quang cảnh Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 – 2025” (Đề án) của Thủ tướng Chính phủ, ngày 12/1/2024 

Lan tỏa phong trào "Tết trồng cây"

Phong trào "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" vào mỗi dịp Tết Nguyên đán vừa góp phần quan trọng vào việc trồng cây, vừa tạo lan tỏa cho Đề án "Trồng một tỷ cây xanh". Minh chứng là dịp Xuân Nhâm Dần 2022 các địa phương đã trồng mới được trên 4.000 ha rừng tập trung tương đương 6,5 triệu cây, cùng với 25 triệu cây phân tán.

Dịp Xuân Quý Mão 2023 cả nước đã chuẩn bị được 170 triệu cây giống để trồng hàng nghìn héc-ta rừng và hàng triệu cây phân tán. Dự kiến dịp Xuân Giáp Thìn 2024 có hàng triệu cây xanh được trồng để hưởng ứng "Tết trồng cây".

Vào dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, các địa phương trong tỉnh Quảng Trị ra quân trồng hàng chục nghìn cây phân tán để hưởng ứng phong trào "Tết trồng cây". Trong cả năm 2024 tỉnh dự kiến trồng mới từ 8.000 – 10.000 ha rừng sản xuất. 

Thực hiện Đề án, ba năm qua từ 2021 – 2023 tỉnh đã trồng hàng triệu cây xanh trên các trục đường, tuyến hành lang, bãi thải và đất trống, đồi trọc ở những khu vực có các dự án điện gió ở huyện miền núi Hướng Hóa. 

Việc ưu tiên trồng cây xanh tại các dự án điện gió nhằm tăng độ che phủ đất, giữ ổn định môi trường sinh thái trên địa bàn có tác động của quá trình thi công các công trình điện gió, góp phần giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai. Giai đoạn từ năm 2021 – 2025 tỉnh phấn đấu trồng được 15 triệu cây xanh; trong đó trồng 10,7 triệu cây xanh phân tán ở các khu đô thị, vùng nông thôn, còn lại 4,3 triệu cây xanh trồng tập trung trong rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng trồng sản xuất nhằm góp phần bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế - xã hội.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng cho biết, thực hiện Đề án tỉnh đưa ra nhiều giải pháp. Đó là nâng cao nhận thức về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; lựa chọn ưu tiên các loài cây trồng phù hợp, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong trồng rừng và huy động nhiều nguồn lực. 

Thực hiện Đề án giai đoạn từ 2021 - 2025, tỉnh Thừa Thiên - Huế phấn đấu trồng ít nhất 7 triệu cây xanh; trong đó, 4,7 triệu cây xanh trồng phân tán ở các khu đô thị và vùng nông thôn, 2,3 triệu cây xanh tập trung trong rừng phòng hộ và rừng trồng sản xuất cây gỗ lớn. Sau ba năm từ 2021 – 2023 tỉnh đã trồng được khoảng hơn 5 triệu cây xanh; trong đó trồng rừng tập trung trên 2,9 triệu cây, cây phân tán gần 2,1 triệu cây. 

Năm 2024 tỉnh sẽ trồng 1,4 triệu cây và năm 2025 trồng 1,3 triệu cây; trong đó rừng tập trung 700.000 cây và trồng phân tán 2 triệu cây. Tỷ lệ sống của cây trồng là khá cao từ 85 - 90%, khả năng sinh trưởng của cây trồng đều rất khả quan. 

Theo đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thừa Thiên – Huế, để thực hiện tốt Đề án địa phương đã chuẩn bị quỹ đất trồng cây, huy động nguồn lực từ doanh nghiệp, truyền thông lan toả phong trào trồng cây phân tán, chủ động nguồn giống cây bản địa cho trồng rừng tập trung và các loài khác phục vụ cho trồng phân tán; giám sát kiểm tra, thực hiện mô hình thử nghiệm để xác định các loài bản địa đưa vào trồng, đảm bảo trồng diện tích nào thành công diện tích ấy; thực hiện theo dõi đo đếm với các chỉ tiêu theo dõi đánh giá như: tỷ lệ sống, chỉ tiêu sinh trưởng, tình hình sâu bệnh gây hại.

Ngoài ra một số tỉnh khác cũng thực hiện Đề án đạt kết quả cao như: Lào Cai trồng 61 triệu cây, Phú Thọ trồng 52 triệu cây, Long An trồng 45 triệu cây, Gia Lai trồng 37 triệu cây, Nghệ An trồng 34 triệu cây. Các bộ ngành, cơ quan Trung ương đã tích cực hưởng ứng tham gia phong trào trồng cây xanh như: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Nhiều doanh nghiệp, cá nhân cũng đã hưởng ứng Chương trình thông qua xây dựng quỹ để kêu gọi tiếp nhận và triển khai trồng rừng, trồng cây như: Công ty TNHH Xã hội trồng và Phục hồi rừng Việt Nam, Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên GAIA; Công ty TNHH kinh doanh Thương mại và Dịch vụ Vinfast, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cùng các tổ chức, cá nhân khác.

Theo Cục Lâm nghiệp, trong ba năm 2021 - 2023 thực hiện Đề án, cả nước đã trồng được gần 770 triệu cây xanh đạt trên 121% so với kế hoạch; trong đó có 344,5 triệu cây xanh phân tán, còn lại là cây xanh tập trung. Tổng nguồn vốn huy động để thực hiện Đề án trong 3 năm qua là gần 9,5 nghìn tỷ đồng; trong đó vốn ngân sách nhà nước chiếm 23,8%, nguồn vốn còn lại từ xã hội hoá và nguồn vốn khác.

Tháo gỡ vướng mắc đưa Đề án "về đích"

Tháo gỡ vướng mắc đưa Đề án "về đích"

Trong hai năm 2024 – 2025, Đề án tiếp tục trồng trên 492 triệu cây xanh; trong đó có hơn 275 triệu cây và 98.210 ha rừng trồng tương đương với trên 216 triệu cây. Theo Cục Lâm nghiệp việc thực Đề án còn gặp khó khăn hạn chế. 

Cụ thể là quỹ đất trồng rừng mới ngày càng hạn chế và thường bị điều chỉnh quy hoạch sang đất khác do phát triển kinh tế - xã hội; điều kiện trồng rừng phòng hộ, đặc dụng ngày càng khó khăn, nhất là ở nơi có địa hình núi cao chia cắt, độ dốc lớn, xói lở; quỹ đất cho phát triển rừng ven biển ngày càng khó khăn; công tác quản lý, duy trì và phát triển quỹ đất cây xanh đô thị chưa được quan tâm đúng mức; diện tích đất cây xanh đô thị hiện mới chiếm tỷ lệ khoảng 1,2%, thấp hơn nhiều so với các quy chuẩn về quy hoạch đô thị đặt ra. Phát triển cây xanh ở một số địa phương còn manh mún, chưa được quy hoạch cụ thể; nhiều nơi cây phát triển không đồng đều về chủng loại cũng như kích cỡ, chưa tạo được cảnh quan đẹp. Chưa có hướng dẫn cụ thể về sử dụng nguồn ngân sách trong việc hỗ trợ trồng cây xanh phân tán, trình tự thực hiện, thành phần hồ sơ đề nghị hỗ trợ. Nguồn cây giống trồng phân tán chủ yếu do nhân dân tự sản xuất, mua trên thị trường nên khó khăn trong việc kiểm soát nguồn gốc, chất lượng giống.

Theo Tiến sỹ Ngô Văn Hồng, Công ty TNHH Xã hội trồng và Phục hồi rừng Việt Nam, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương, kiểm lâm, chủ rừng để thực hiện giải quyết khó khăn liên quan đến vướng mắc về đất đai, thiết kế trồng rừng, chọn giống cây, nghiệm thu, quản lý bảo vệ rừng sau khi trồng. Đây là một quá trình hết sức phức tạp và tốn kém, chỉ một khâu không thực hiện tốt sẽ ảnh hưởng đến chất lượng rừng trồng, thậm chí vi phạm pháp luật đất đai và lâm nghiệp. Ngoài ra cần có chính sách khuyến khích người dân trồng và phục hồi rừng bằng cây bản địa, để đảm bảo thu nhập cho người dân về lâu dài nhưng cũng tăng cường khả năng phòng hộ của rừng. Chuyển đổi rừng trồng ngắn ngày (keo, tràm) sang trồng cây bản địa với mục đích phục hồi rừng vào diện được hưởng tiền "dịch vụ môi trường rừng". Lượng hóa và cụ thể hóa chương trình giảm phát thải, trao đổi tín chỉ carbon; quy định những đối tượng sản xuất kinh doanh nào phải tích điểm carbon và việc trao đổi tín chỉ carbon không nhất thiết qua kênh nhà nước mà xã hội hóa.

Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thừa Thiên – Huế Nguyễn Đại Anh Tuấn, thanh lý rừng trồng không thành rừng do nguyên nhân bất khả kháng để có quỹ đất trồng rừng phục vụ Đề án "Trồng một tỷ cây xanh".  Tuy nhiên hiện nay chưa có cơ sở pháp lý thay thế Thông tư 18/2013/TT-BTC nên địa phương không thực hiện được thanh lý. Ngoài ra cần ưu tiên bố trí nguồn lực đầy đủ và kịp thời cho các hoạt động trồng rừng tập trung và trồng cây phân tán.

Tại Hội nghị "Sơ kết ba năm thực hiện Đề án "Trồng một tỷ cây xanh" giai đoạn 2021 – 2025 tổ chức tại tỉnh Quảng Trị vào mới đây, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Quốc Trị đề nghị rà soát đánh giá kết quả thực hiện Đề án, nếu cây trồng bị chết thì trồng bổ sung; tiếp tục trồng cây theo kế hoạch đã được phê duyệt; truyền thông để mọi người hiểu, biết lợi ích và tham gia trồng cây; khi thực hiện trồng cây phải linh hoạt chủ động. 

Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề nghị Cục Lâm nghiệp và các đơn vị khác, giải quyết ngay kiến nghị của các địa phương thuộc thẩm quyền, việc thuộc thẩm quyền cấp trên thì báo cáo ngay. Đề nghị các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế tiếp tục hỗ trợ kinh phí, sáng kiến để thực hiện Đề án.

Cụ thể là quỹ đất trồng rừng mới ngày càng hạn chế và thường bị điều chỉnh quy hoạch sang đất khác do phát triển kinh tế - xã hội; điều kiện trồng rừng phòng hộ, đặc dụng ngày càng khó khăn, nhất là ở nơi có địa hình núi cao chia cắt, độ dốc lớn, xói lở; quỹ đất cho phát triển rừng ven biển ngày càng khó khăn; công tác quản lý, duy trì và phát triển quỹ đất cây xanh đô thị chưa được quan tâm đúng mức; diện tích đất cây xanh đô thị hiện mới chiếm tỷ lệ khoảng 1,2%, thấp hơn nhiều so với các quy chuẩn về quy hoạch đô thị đặt ra. Phát triển cây xanh ở một số địa phương còn manh mún, chưa được quy hoạch cụ thể; nhiều nơi cây phát triển không đồng đều về chủng loại cũng như kích cỡ, chưa tạo được cảnh quan đẹp. Chưa có hướng dẫn cụ thể về sử dụng nguồn ngân sách trong việc hỗ trợ trồng cây xanh phân tán, trình tự thực hiện, thành phần hồ sơ đề nghị hỗ trợ. Nguồn cây giống trồng phân tán chủ yếu do nhân dân tự sản xuất, mua trên thị trường nên khó khăn trong việc kiểm soát nguồn gốc, chất lượng giống.

Theo Tiến sỹ Ngô Văn Hồng, Công ty TNHH Xã hội trồng và Phục hồi rừng Việt Nam, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương, kiểm lâm, chủ rừng để thực hiện giải quyết khó khăn liên quan đến vướng mắc về đất đai, thiết kế trồng rừng, chọn giống cây, nghiệm thu, quản lý bảo vệ rừng sau khi trồng. Đây là một quá trình hết sức phức tạp và tốn kém, chỉ một khâu không thực hiện tốt sẽ ảnh hưởng đến chất lượng rừng trồng, thậm chí vi phạm pháp luật đất đai và lâm nghiệp. Ngoài ra cần có chính sách khuyến khích người dân trồng và phục hồi rừng bằng cây bản địa, để đảm bảo thu nhập cho người dân về lâu dài nhưng cũng tăng cường khả năng phòng hộ của rừng. Chuyển đổi rừng trồng ngắn ngày (keo, tràm) sang trồng cây bản địa với mục đích phục hồi rừng vào diện được hưởng tiền "dịch vụ môi trường rừng". Lượng hóa và cụ thể hóa chương trình giảm phát thải, trao đổi tín chỉ carbon; quy định những đối tượng sản xuất kinh doanh nào phải tích điểm carbon và việc trao đổi tín chỉ carbon không nhất thiết qua kênh nhà nước mà xã hội hóa.

Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thừa Thiên – Huế Nguyễn Đại Anh Tuấn, thanh lý rừng trồng không thành rừng do nguyên nhân bất khả kháng để có quỹ đất trồng rừng phục vụ Đề án "Trồng một tỷ cây xanh".  Tuy nhiên hiện nay chưa có cơ sở pháp lý thay thế Thông tư 18/2013/TT-BTC nên địa phương không thực hiện được thanh lý. Ngoài ra cần ưu tiên bố trí nguồn lực đầy đủ và kịp thời cho các hoạt động trồng rừng tập trung và trồng cây phân tán.

Tại Hội nghị "Sơ kết ba năm thực hiện Đề án "Trồng một tỷ cây xanh" giai đoạn 2021 – 2025 tổ chức tại tỉnh Quảng Trị vào mới đây, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Quốc Trị đề nghị rà soát đánh giá kết quả thực hiện Đề án, nếu cây trồng bị chết thì trồng bổ sung; tiếp tục trồng cây theo kế hoạch đã được phê duyệt; truyền thông để mọi người hiểu, biết lợi ích và tham gia trồng cây; khi thực hiện trồng cây phải linh hoạt chủ động. 

Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề nghị Cục Lâm nghiệp và các đơn vị khác, giải quyết ngay kiến nghị của các địa phương thuộc thẩm quyền, việc thuộc thẩm quyền cấp trên thì báo cáo ngay. Đề nghị các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế tiếp tục hỗ trợ kinh phí, sáng kiến để thực hiện Đề án.

Theo TTXVN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khảo sát mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Chiều 15/4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh cùng các đơn vị liên quan đã có buổi khảo sát nhằm phục vụ công tác chuẩn bị đầu tư Dự án (DA) mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn.

Khảo sát mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn
Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân

Từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), Hội Nông dân (HND) các cấp đã giải ngân, tổ chức nhiều dự án (DA) sinh kế mang lại hiệu quả thiết thực cho hội viên, nông dân (HVND).

Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân
Dự án Khu du lịch Suối Voi: Yêu cầu nhà đầu tư cam kết về tiến độ thực hiện dự án

Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh yêu cầu Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Hoa Lư - Huế (Công ty Hoa Lư - Huế) chủ đầu tư Dự án (DA) Khu du lịch Suối Voi (Phú Lộc) phải có văn bản cam kết về tiến độ thực hiện DA, trong đó nêu rõ cam kết chấm dứt hoạt động một phần DA nếu giai đoạn 1, 2 không hoàn thành theo đúng tiến độ.

Dự án Khu du lịch Suối Voi Yêu cầu nhà đầu tư cam kết về tiến độ thực hiện dự án
Chuyển động từ những dự án lớn

Kêu gọi đầu tư những dự án lớn; nâng cao hơn nữa chất lượng các dịch vụ, tiện ích; đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống, tăng mức thụ hưởng của người dân… là những điều Hương Thủy đã và đang thực hiện. Qua đó, xây dựng một đô thị Hương Thủy hiện đại, năng động, là nơi sống và làm việc lý tưởng.

Chuyển động từ những dự án lớn
Return to top