ClockThứ Tư, 03/08/2022 14:49

Từng bước nâng cấp thủy lợi phục vụ sản xuất ở A Lưới

TTH - Từng nước nâng cấp, đầu tư mới kênh mương thủy lợi trên địa bàn huyện A Lưới nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp đang được địa phương triển khai.

Gần 12 nghìn tỷ đồng đầu tư nâng cấp thủy lợiThả 110.000 con cá, tôm giống xuống phá Tam Giang - Cầu HaiVận hành công trình thủy lợi, cống qua đê bảo vệ lúa đông xuân

Các đoàn thể chính quyền địa phương giúp người dân Hồng Thượng cải tạo đất, sửa chữa công trình hư hỏng, khôi phục sản xuất

Thiếu nước vụ hè thu

Toàn huyện A Lưới có 80 công trình hồ chứa thủy lợi, hơn 60km kênh mương lớn nhỏ, phục vụ tưới tiêu và cung cấp nguồn nước cho khoảng 1.100ha lúa hai vụ, hơn 300ha ao cá nước ngọt của người dân. Với đặc điểm địa hình dốc, nhiều khe suối, qua các mùa mưa lũ cộng với việc được đầu tư khá lâu, thiếu kinh phí duy tu bảo dưỡng, nhiều công trình thủy lợi, kênh mương hồ đập ở A Lưới xuống cấp.

Ông Đinh Viết Cường - Chủ tịch UBND xã Hồng Bắc (huyện A Lưới) thông tin, trên địa bàn xã có 2 công trình thủy lợi gồm hồ A Nin 1 và hồ A Nin 2 phục vụ tưới tiêu cho hơn 100ha lúa 2 vụ, 10ha nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở các thôn Lê Nin, Lê Lộc. Năm 2010, các công trình được duy tu, nâng cấp, nhưng qua nhiều mùa mưa lũ nay đã xuất hiện tình trạng bồi lắng lòng hồ, kênh mương bằng đất sụt lún làm giảm dung tích hồ chứa, tắc nghẽn dẫn đến vụ hè thu thường thiếu nước sản xuất.

“Hàng năm, sau thiên tai, địa phương phối hợp với Công ty TNHH NN MTV Quản lý - Khai thác công trình thủy lợi tỉnh tiến hành khảo sát, trích nguồn vốn duy tu, bảo dưỡng tạm thời để phục vụ sản xuất đông xuân. Về lâu dài cần kinh phí lớn để tiến hành nạo vét, khơi thông tăng dung tích hồ chứa và bê tông hóa khoảng 600m kênh mương còn lại”, ông Cường cho biết.

Tương tự, khảo sát tại các địa phương cho thấy, từ mùa mưa lũ cuối năm 2021 đến nay, nhiều công trình kênh mương thủy lợi, hồ đập bị sạt trượt, xuống cấp vẫn chưa được sửa chữa ảnh hưởng sản xuất vụ hè thu. Cụ thể, hồ chứa tại xã Sơn Thủy lòng hồ bị bồi lấp khoảng 600m3 đất đá, không trữ được nước phục vụ tưới tiêu, đập tràn, cống lấy nước bị hư hỏng chỉ khắc phục tạm thời, cần nguồn vốn để nâng cấp, sửa chữa; kênh mương đập Ha Tia xã Hồng Kim, Đập Chai 2 xã Đông Sơn, Đập Ka Nôn 1 xã Lâm Đớt bị rò rỉ, thất thoát nước, cần bê tông hóa để đảm bảo nguồn nước tưới trên tổng chiều dài 2,9km…

Từng bước đầu tư

Theo Phòng NN&PTNT huyện A Lưới, ngoài một số công trình do địa phương quản lý, trên địa bàn có nhiều công trình thủy lợi như các đập dâng, hồ chứa, kênh mương do Công ty TNHH NN MTV Quản lý - Khai thác công trình thủy lợi tỉnh quản lý, vận hành khai thác. Do địa hình đồi núi dốc, các công trình thủy lợi thường xuyên bị hư hỏng, xuống cấp, nhất là vào mùa mưa lũ. Các công trình thủy lợi trên địa bàn xây dựng đã lâu nên dễ bị hư hỏng, ảnh hưởng tưới tiêu phục vụ sản xuất và gây nguy cơ mất an ninh lương thực.

Hàng năm, bằng các nguồn vốn khác nhau từ ngân sách của tỉnh, huyện, vốn khắc phục lụt bão, vốn sự nghiệp nông - lâm - thủy sản và nguồn vốn tự chủ của đơn vị quản lý vận hành, đã thực hiện nâng cấp, sửa chữa một số công trình thủy lợi bị hư hỏng xuống cấp nhằm đảm bảo nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Trước mắt, địa phương bố trí kinh phí nâng cấp, xây dựng mới hồ A Tia (xã Hồng Kim) từ đập dâng mở rộng thành hồ chứa do Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng khu vực huyện A Lưới làm chủ đầu tư. Hiện dự án đang trong giai đoạn đơn vị tư vấn khảo sát thiết kế, sẽ khởi công trong năm 2022.

UBND tỉnh cũng đưa công trình hồ chứa nước tại Khe Triết, xã Đông Sơn vào Quy hoạch thủy lợi tỉnh đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035. Công trình có nhiệm vụ bổ sung nguồn nước phòng, chống hạn hán cho khoảng 100ha đất sản xuất nông nghiệp của xã Đông Sơn và Lâm Đớt. UBND tỉnh chỉ đạo UBND huyện A Lưới phối hợp với các sở, ngành liên quan đề xuất UBND tỉnh thống nhất chủ trương lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và bổ sung dự án vào danh mục đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Ông Văn Lập, Trưởng phòng NN&PTNT huyện A Lưới cho biết, để đáp ứng nhu cầu sản xuất, UBND huyện A Lưới đã có tờ trình gửi UBND tỉnh về việc xin hỗ trợ kinh phí sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi hư hỏng do ảnh hưởng của thiên tai ở các địa phương với tổng kinh phí khoảng 6 tỷ đồng. UBND tỉnh giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp sở ngành liên quan nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí cho A Lưới.

“Hiện nay, trên địa bàn huyện A Lưới còn nhiều công trình thủy lợi đang xuống cấp, hư hỏng, UBND huyện A Lưới tiếp tục phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra, rà soát lập dự án nâng cấp sửa chữa các công trình bị hư hỏng, xuống cấp báo cáo UBND tỉnh xem xét bổ sung vào danh mục đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025”, ông Lập nói.

Trước đó, trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016-2020, UBND tỉnh đã phê duyệt đầu tư nâng cấp các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện A Lưới như đập dâng A Bả, xã Hương Nguyên, đập dâng Pa Lanh 1 xã Bắc Sơn, đập dâng A So 3, A Đớt 2, xã Lâm Đớt, đập dâng Y Lét, xã A Roàng, trạm bơm Điền Sơn xã Sơn Thủy, đập dâng Tà Riềng, xã Hồng Trung với kinh phí gần 20 tỷ đồng; đến nay, đã bố trí và triển khai thực hiện hạng mục các công trình.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
“Ấm tình mùa đông” hỗ trợ phụ nữ khó khăn xã biên giới Hồng Bắc

Ngày 18/11, tại Nhà văn hóa xã Hồng Bắc (A Lưới), Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh phối hợp Trường tiểu học Phường Đúc (TP.Huế) tổ chức chương trình “Ấm tình mùa đông” lần thứ 9 năm 2024, hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân, 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam.

“Ấm tình mùa đông” hỗ trợ phụ nữ khó khăn xã biên giới Hồng Bắc
Nâng cao hiệu quả công tác dân vận vùng đặc thù

Ngày 15/11, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện A Lưới tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm 1 năm thực hiện Đề án 2036 “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của lực lượng vũ trang Quân khu 4 ở vùng đặc thù trên địa bàn huyện A Lưới giai đoạn 2023 - 2030 và những năm tiếp theo”.

Nâng cao hiệu quả công tác dân vận vùng đặc thù
Thi đua sản xuất giỏi

Trên địa bàn tỉnh hiện có 60 Câu lạc bộ (CLB) Nông dân sản xuất, kinh doanh (SXKD), với tổng số khoảng 700 thành viên. Các CLB được thành lập đã góp phần tạo không khí thi đua sôi nổi, thúc đẩy sản xuất, giúp hội viên, nông dân (HVND) vươn lên làm giàu, giảm nghèo bền vững.

Thi đua sản xuất giỏi

TIN MỚI

Return to top