ClockThứ Hai, 11/11/2024 15:31
Thông tin doanh nghiệp:

Vận Chuyển Xuyên Biên Giới: Giải Pháp Kết Nối Kinh Tế Toàn Cầu Và Những Thách Thức Cần Giải Quyết

TTH.VN - Vận chuyển xuyên biên giới đã trở thành yếu tố quan trọng giúp kết nối thị trường quốc tế, mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ cho các doanh nghiệp. Việc xây dựng chiến lược vận chuyển phù hợp giúp tăng sức cạnh tranh trong nền kinh tế số hiện đại. Trong bài viết này, hãy cùng EFEX tìm hiểu fulfillment là gì và làm sao để tận dụng tối đa dịch vụ này trong quá trình vận chuyển xuyên biên giới.

Xuất khẩu xuyên biên giới là nền tảng thúc đẩy tiềm năng xuất khẩu tại Việt Nam

Xuất khẩu xuyên biên giới không chỉ mở ra cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế mà còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt xây dựng mối quan hệ hợp tác kinh doanh bền vững. Việc tham gia các nền tảng TMĐT như Amazon không chỉ giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng quốc tế mà còn tạo môi trường thuận lợi để thiết lập quan hệ đối tác mới, tiếp cận nguồn lực và kiến thức từ các doanh nghiệp tiên tiến trên toàn cầu.

Diễn đàn TMĐT xuyên biên giới 2024 do Amazon Global Selling phối hợp với Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM) tổ chức đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các mối quan hệ hợp tác này. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam học hỏi kinh nghiệm, hiểu rõ hơn về các chiến lược và xu hướng TMĐT trên thế giới, từ đó phát triển bền vững và hiệu quả. Ngoài ra, các nền tảng như Amazon cũng đã hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận công nghệ, quản lý logistics, bảo mật thanh toán và theo dõi hiệu quả kinh doanh theo thời gian thực. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa quy trình, từ đó nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của thị trường quốc tế.

 Xuất khẩu xuyên biên giới mở ra cơ hội để các doanh nghiệp tiếp cận thị trường quốc tế

Tháo gỡ những khó khăn và phát huy lợi thế xuất khẩu tại Việt Nam

Hình thức xuất khẩu của Việt Nam đang ngày càng trở nên đa dạng và mạnh mẽ nhờ vào các nỗ lực phát triển thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới. Tuy nhiên, ngành này cũng phải đối mặt với không ít thách thức, như sự thiếu đồng bộ trong các chính sách, cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, và vấn đề an toàn bảo mật thông tin. Đặc biệt, nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn còn khan hiếm, gây khó khăn cho việc thúc đẩy và quản lý TMĐT xuyên biên giới.

Trước thực trạng đó, Chính phủ Việt Nam đang triển khai nhiều chiến lược để thúc đẩy xuất khẩu, chẳng hạn như Quyết định 36/QĐ-TTg, phê duyệt quy hoạch hạ tầng thông tin đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050. Những chính sách này nhằm xây dựng hạ tầng bưu chính, phát triển công nghệ số, hạ tầng viễn thông và đảm bảo an toàn thông tin.

Song song đó, các cơ quan nhà nước và tổ chức cũng đang đồng hành cùng doanh nghiệp để bảo vệ và xây dựng thương hiệu khi "cắm cờ" tại các thị trường quốc tế. Những sáng kiến như Liên minh Hỗ trợ Xuất khẩu Trực tuyến Việt Nam (VESA) ra đời nhằm giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tận dụng cơ hội TMĐT xuyên biên giới, đồng thời chuyển đổi số để khai thác tối đa tiềm năng xuất khẩu trực tuyến.

 Còn tồn tại một số khó khăn cho xuất khẩu của Việt Nam

Chú trọng xây dựng thương hiệu để vận chuyển xuyên biên giới

Trong bối cảnh xuất khẩu ngày càng quan trọng với nền kinh tế, việc xây dựng thương hiệu trở thành yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp Việt Nam chinh phục thị trường quốc tế thông qua thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới. Với sự tăng trưởng vượt bậc của TMĐT xuyên biên giới – dự kiến đạt 28,4% mỗi năm từ 2020 đến 2027 – các doanh nghiệp Việt đang có cơ hội lớn để mở rộng phạm vi bán hàng ra toàn cầu.

Tuy nhiên, để cạnh tranh hiệu quả, doanh nghiệp cần đầu tư vào chất lượng sản phẩm, đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế và đồng thời đẩy mạnh nhận diện thương hiệu ngay từ ban đầu. Việc này không chỉ giúp sản phẩm của Việt Nam nổi bật trên thị trường mà còn xây dựng nền tảng kinh doanh bền vững.

Ngoài ra, phát triển logistics là điều không thể thiếu để tối ưu hóa chuỗi cung ứng và đáp ứng nhu cầu vận chuyển xuyên biên giới. Hiệp hội Phát triển Nhân lực Logistics Việt Nam đã thực hiện các chương trình đào tạo cho các đơn vị địa phương nhằm đảm bảo chuỗi cung ứng thông suốt và nâng cao hiệu quả vận chuyển.

Xây dựng thương hiệu để vận chuyển xuyên biên giới 

Vậy Fulfillment là gì? Đây là quá trình quản lý và hoàn tất các đơn hàng cho khách hàng, từ khâu lưu kho, đóng gói cho đến giao hàng tận nơi. Dịch vụ này đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa thời gian và chi phí vận hành. Fulfillment thường được các công ty thương mại điện tử sử dụng để đáp ứng nhu cầu vận chuyển linh hoạt và kịp thời. Trong bối cảnh công nghệ số, các giải pháp vận hành tự động hóa hiện đại như Fulfillment by EFEX (FBE) đang trở thành yếu tố then chốt để doanh nghiệp Việt nâng cao hiệu suất và giảm chi phí. Với hơn 10 năm kinh nghiệm và đội ngũ 1,000+ nhân sự logistics trên toàn cầu, EFEX cung cấp một giải pháp toàn diện cho thương mại điện tử xuyên biên giới, bao gồm từ đăng ký kinh doanh, marketing, đến fulfillment và vận chuyển..

Với tiềm năng phát triển không giới hạn, vận chuyển xuyên biên giới là giải pháp then chốt đưa sản phẩm Việt Nam vươn ra toàn cầu, đồng thời thúc đẩy nền kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, để vượt qua các trở ngại về chi phí, thời gian và an toàn vận chuyển, doanh nghiệp cần tận dụng mô hình này để tối ưu hóa quy trình hậu cần. Bằng cách này, doanh nghiệp Việt Nam có thể chủ động nắm bắt cơ hội, khẳng định thương hiệu trên thị trường quốc tế.

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Diễn đàn Đô thị thế giới lần thứ 12: Tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng nhà ở toàn cầu

Trong bối cảnh dân số thế giới di chuyển không ngừng và nhanh chóng đến các thành phố, giải pháp để đảm bảo môi trường đô thị bền vững và an toàn cho người dân sẽ là một trong những nội dung được tập trung giải quyết tại Diễn đàn Đô thị thế giới lần thứ 12. Sự kiện đang được tổ chức từ ngày 4 - 8/11 tại Thủ đô Cairo, Ai Cập.

Diễn đàn Đô thị thế giới lần thứ 12 Tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng nhà ở toàn cầu
Triển khai các giải pháp góp phần thực hiện Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn

Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 1018/QĐ-TTg ngày 21/9/2024. Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, Bộ đã và đang thực hiện 5 giải pháp để góp phần thực hiện thành công Chiến lược này.

Triển khai các giải pháp góp phần thực hiện Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn
Thông tin doanh nghiệp:
Giải pháp CDN cho website có khối lượng dữ liệu khổng lồ

Bạn đang sở hữu một website với kho tàng dữ liệu đồ sộ? Liệu người dùng có thực sự hài lòng với tốc độ tải trang của bạn? Giải pháp CDN chính là giải pháp cho những vấn đề trên. Với mạng lưới máy chủ phân tán rộng khắp toàn cầu, CDN giúp phân phối nội dung đến người dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Cùng tìm hiểu kỹ hơn thông tin này qua bài viết sau.

Giải pháp CDN cho website có khối lượng dữ liệu khổng lồ
Giải pháp làm mát bền vững có thể giúp các nền kinh tế đang phát triển tiết kiệm 8.000 tỷ USD

Theo báo cáo vừa được Liên minh Tăng cường hiệu quả làm mát của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) và Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC) công bố, thị trường làm mát ở các nền kinh tế đang phát triển dự kiến sẽ tăng gấp đôi từ khoảng 300 tỷ USD/năm hiện nay lên ít nhất 600 tỷ USD/năm vào năm 2050. Tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong lĩnh vực làm mát dự kiến sẽ diễn ra ở châu Phi - nơi thị trường sẽ tăng gấp 7 lần, và ở Nam Á - nơi sẽ tăng gấp 4 lần về quy mô.

Giải pháp làm mát bền vững có thể giúp các nền kinh tế đang phát triển tiết kiệm 8 000 tỷ USD

TIN MỚI

Return to top