ClockThứ Sáu, 07/02/2020 10:05

Vận tải biển quốc tế 'điêu đứng' vì virus Corona

Các công ty vận tải chuyên chở hàng hóa từ Trung Quốc tới nhiều nơi trên thế giới xác nhận đã giảm số lượng tàu biển hoạt động bởi tác động từ dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona mới (nCoV).

Vương quốc Anh xác nhận trường hợp thứ 3 nhiễm virus coronaVẫn còn một đoạn đường rất dài để thành công trong trận chiến vaccine virus CoronaDịch virus corona ảnh hưởng đến kinh tế và chính trị toàn cầuWHO kêu gọi 675 triệu USD tăng cường chống lại virus coronaKhông cần thiết tiếp tục cách ly người có liên quan đến ca bệnh âm tính với virus Corona

Tàu vận chuyển container hàng hóa tại cảng Yangshan ở Thượng Hải. Ảnh: CNN

Theo Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển, khoảng 80% khối lượng hàng hóa giao dịch trên thế giới được vận chuyển qua đường biển. Trung Quốc có tới 7 trong tổng số 10 cảng biển bận rộn nhất trên thế giới. Hai quốc gia lân cận là Singapore và Hàn Quốc, mỗi nước đều có một cảng biển quy mô.

Mọi mặt hàng tiêu dùng, từ ô tô cho tới thực phẩm đều được vận chuyển bằng đường biển và sự gián đoạn đối với ngành này có thể tác động trên phạm vi ngoài Trung Quốc. Ở thời điểm hiện tại, để hạn chế lây lan virus Corona, Trung Quốc đã ra quyết định tạm đóng cửa nhiều nhà máy và để người lao động ở nhà. Công ty Hyundai đã ngừng hoạt động các nhà máy tại Hàn Quốc do chưa nhận được phụ tùng từ Trung Quốc.

Nhà phân tích Peter Sand tại Hiệp hội Vận tải biển Quốc tế BIMCO nhận định với kênh CNN (Mỹ): “Đóng cửa trung tâm sản xuất của thế giới sẽ gây ảnh hưởng tới vận tải biển bởi nó đóng vai trò điều phối chuỗi cung ứng toàn cầu và nội địa Trung Quốc. Điều này còn tác động tới nhiều ngành và hạn chế nhu cầu đối với vận tải hàng hóa container”.

Dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona mới càng kéo dài thì tác động đối với vận tải hàng hóa trên toàn thế giới sẽ càng mạnh. Tết Nguyên đán được coi là “mùa thấp điểm” đối với vận tải biển nhưng việc nhiều nhà máy Trung Quốc tiếp tục dừng hoạt động do dịch bệnh khiến các công ty vận tải phải điều chỉnh hoạt động.

Những công ty vận tải biển lớn như Maersk, MSC Mediterranean Shipping, Hapag-Lloyd và CMA-CGM đều cho biết họ đã giảm số lượng tàu biển có hải trình kết nối với Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Ấn Độ, Canada, Mỹ và Tây Phi.

Công ty logistic Freightos (Hong Kong) thậm chí còn cảnh báo khách hàng chuẩn bị tinh thần về khả năng hàng hóa từ Trung Quốc sẽ đến chậm và họ nên cân nhắc chuyển sang vận tải hàng không hoặc chọn hàng hóa từ quốc gia khác. Freightos còn nhấn mạnh rằng hàng hóa tồn đọng sau Tết Nguyên đán sẽ tồi tệ hơn.

Tổng thư ký của Văn phòng Vận tải biển Quốc tế (ICS) Guy Platten cho biết quyết định phong tỏa, cách ly một số thành phố đồng nghĩa với việc tàu biển không thể cập cảng Trung Quốc do quá trình bốc dỡ và xếp hàng hóa diễn ra với tiến độ chậm. Nhiều tàu biển khác lại “mắc kẹt” trong cảng, chờ đợi người lao động để hoàn thành thi công và sửa chữa.

Một số tàu biển lại rơi vào tình trạng “lềnh bềnh trong vùng cách ly” bởi các quốc gia như Australia và Singapore muốn đảm bảo tàu từng cập cảng Trung Quốc khi đến những nước này phải được xác nhận không mang virus Corona mới. Ông Guy Platten cho biết đã nhận thông tin về nhóm thủy thủ thiếu thực phẩm vì tàu của họ đã không được cập cảng trong thời gian dài.

Các thành viên của BIMCO bao gồm 1.9000 chủ sở hữu tàu, nhà vận hành, quản lý, môi giới và đại lý đã thông báo về tình trạng giảm nhu cầu mua từ Trung Quốc đối với hàng hóa thường chở bằng đường biển như than đá, dầu thô, quặng sắt. Điều này đã được phản ánh qua việc giá dầu thô giảm trong thời gian gần đây.

Không chỉ có vận tải biển bị ảnh hưởng. Bộ phận vận tải hàng không IAG Cargo của công ty mẹ hãng hàng không British Airways là IAG vào ngày 3/2 đã hủy mọi dịch vụ hai chiều đối với Trung Quốc đại lục ít nhất là đến hết tháng.

Tập đoàn logistic DHL (Đức) cũng thông báo về “gián đoạn đối với vận chuyển hàng hóa quốc tế và nội địa qua đường hàng không, đường sắt, đường bộ”. DHL cho biết việc phong tỏa đã gây “tác động lớn đến chuỗi cung ứng và sản xuất công nghiệp” đối với các ngành ô tô, dược phẩm, sản xuất công nghệ cao. DHL đã ngưng hoạt động vận chuyển ở tỉnh Hồ Bắc, tâm điểm dịch bệnh. Tuy nhiên, DHL cho biết chưa có thêm ý định thay đổi nào với hoạt động của công ty.

Trong khi đó, UPS và FedEx Express cho biết tiếp tục hoạt động vận tải hàng không 2 chiều đối với Trung Quốc.

Dịch bệnh hiện nay đã khiến trên 560 người thiệt mạng và 28.000 ca nhiễm, chủ yếu ở Trung Quốc đại lục. Dịch bệnh này còn lây lan ra 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến 2 người thiệt mạng và 250 ca nhiễm. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ban bố tình trạng khẩn cấp y tế công cộng toàn cầu (PHEIC) đối với dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona mới gây ra.

Theo Báo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thông tin doanh nghiệp:
CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ PHÚ BÀI THÔNG BÁO MỜI CHÀO GIÁ

Cảng hàng không quốc tế Phú Bài - Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP tổ chức mời chào giá rộng rãi hạng mục mua sắm “Bảo dưỡng định kỳ các trang thiết bị mặt đất 6 tháng cuối năm 2024 tại Cảng HKQT Phú Bài”.

CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ PHÚ BÀI THÔNG BÁO MỜI CHÀO GIÁ
1.500 đại biểu tham dự hội nghị da liễu Quốc tế

Tối 21/11, hội nghị Da liễu Quốc tế diễn ra phiên khai mạc chính thức. Hội nghị do Bệnh viện Da liễu Trung ương, Sở Y tế, Bệnh viện Da liễu tỉnh phối hợp tổ chức. Sự kiện quy tụ hơn 1.500 đại biểu trong, ngoài nước là các giáo sư, phó giáo sư, bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia trong lĩnh vực da liễu, thẩm mỹ.

1 500 đại biểu tham dự hội nghị da liễu Quốc tế
Triển lãm dầu khí quốc tế tập trung vào AI và chuyển đổi năng lượng bền vững

Hội nghị và Triển lãm Dầu khí quốc tế Abu Dhabi (ADIPEC) 2024, một sự kiện hàng đầu của ngành dầu khí đang được tổ chức từ ngày 4 - 7/11 tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Năm nay, ADIPEC nêu bật các chủ đề về trí tuệ nhân tạo (AI) và quá trình chuyển đổi năng lượng bền vững.

Triển lãm dầu khí quốc tế tập trung vào AI và chuyển đổi năng lượng bền vững

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top