ClockChủ Nhật, 23/08/2015 10:39

Việt Nam là thị trường tăng trưởng Uber nhanh nhất thế giới

TTH.VN - Việt Nam là thị trường tăng trưởng nhanh nhất thế giới đối với Uber, cứ 5 giây hệ thống Uber lại nhận được 1 cuộc gọi đặt hàng từ Việt Nam.

“Việt Nam là thị trường tăng trưởng nhanh nhất thế giới đối với Uber, thời điểm này Ấn Độ, Trung Quốc hay Colombia đang tăng trưởng vượt lên, nhưng tốc độ phát triển ở Việt Nam vẫn nhanh nhất. Hiện tại cứ 5 giây hệ thống Uber lại nhận được 1 cuộc gọi đặt hàng Uber ở Việt Nam”, ông Đặng Việt Dũng, giám đốc điều hành Uber Việt Nam đã chia sẻ tại Hội thảo thương mại điện tử trên nền tảng Magento đầu tiên ở châu Á vào ngày 22/8.

Theo ông Đặng Việt Dũng, vào tháng 10/2013 Uber bắt đầu nghiên cứu thị trường Việt Nam và đánh giá Việt Nam là thị trường rất tiềm năng. Tuy nhiên, khi đưa nền tảng Uber vào Việt Nam ban đầu đã gặp rất nhiều khó khăn, những khó khăn có tính pháp lý khi có nhiều ý kiến phản đối Uber đang hoạt động bất hợp pháp ở Việt Nam. Cho đến tháng 10/2014, khi Thứ trưởng Bộ Công thương chính thức tuyên bố Uber là công ty hợp pháp ở Việt Nam.

viet nam la thi truong tang truong uber nhanh nhat the gioi hinh 0
Ông Đặng Việt Dũng, Giám đốc điều hành Uber Việt Nam.

Sau hơn 1 năm Việt Nam trở thành thị trường tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới đối với Uber. Thời điểm gần đây Ấn Độ, Trung Quốc, Colombia đang vượt lên nhưng Việt Nam vẫn là nhanh nhất. Uber đã có hơn 3.000 lái xe, có những người nổi tiếng quảng bá cho dịch vụ, có cả giáo sư đại học và những người rất nổi tiếng đang lái xe cho Uber.

Uber đang thu hút những người dân bình thường nhất, mục tiêu của Uber không chỉ là công ty taxi mà là kết nối tất cả mọi thứ có thể di chuyển được. Do đó, lần đầu tiên Uber ra mắt ở Đà Nẵng thị trường trực thăng cho thuê  – Uberchoper. Việc cho ra giải pháp thanh toán bằng tiền mặt của Uber mới đây cũng là điều đặc biệt ở Việt Nam. 

viet nam la thi truong tang truong uber nhanh nhat the gioi hinh 1
Uber đã có hơn 3.000 xe ở Việt Nam.

Uber đang được phát triển ở 350 thành phố của 57 quốc gia, rất nhiều khách du lịch đến Việt Nam đã sử dụng Uber khá nhiều, do họ sống ở những nơi có dịch vụ Uber rồi, khi đến Việt Nam họ sẽ muốn dùng Uber. Trong đó, yếu tố then chốt giúp cho người du lịch dùng dịch vụ là tin tưởng vào Uber, vì trước khi đến Việt Nam họ nghe nhiều về dịch vụ taxi kém chất lượng. Thời gian chờ (ETA) qua ứng dụng Uber từ khi đặt xe đến lúc xe đến ngày càng giảm, trung bình là 4,2 phút. Hiện tại cứ 5 giây nhận được 1 cuộc gọi đặt hàng Uber ở Việt Nam.

Tại sao Uber lại thành công, điều đầu tiên là Uber có giải pháp đơn giản. Hiện tại xe taxi thương mại nhiều nhưng chất lượng kém, các hãng taxi chỉ sử dụng khoảng 25% tần suất của xe, trong khi Uber có tần suất lên 60% số xe tham gia vào mạng lưới, ở Mỹ con số này lên đến 90%.

Ông Dũng cũng cho biết, sắp tới Uber sẽ có các dịch vụ bổ sung đem lại giá trị tốt hơn so với dịch vụ taxi thông thường. Ví dụ khách hàng muốn đi Starbuck, Uber sẽ giới thiệu cửa hàng nào đang có khuyến mãi ở gần đó chẳng hạn.

Khi được hỏi Uber có định chuyển sang kinh doanh theo mô hình kinh tế chia sẻ hay không? Ông Dũng nói: “Có chứ, tội gì không làm”. Hiện tại Uber đã phát triển mô hình UberEat ở 8 thành phố rồi. Uber tích hợp các chuỗi giá trị, giảm thời gian gọi đồ ăn mang đến nhà khách hàng trong vòng 10-15 phút. Sắp tới Uber sẽ có thêm nhiều mô hình kinh tế chia sẻ dựa trên nền tảng Uber.

Trả lời thắc mắc của một khách hàng về việc tại sao Uber không thiết lập đường dây điện thoại nóng để hỗ trợ khách hàng khi cần thiết. Ông Dũng đặt vấn đề: “Khi đến một thị trường mới, hành vi của đa số thị trường khác biệt với chuẩn mực thì Uber sẽ làm gì, chạy theo thị trường hay nâng cao nhận thức với thị trường? Câu trả lời là Uber sẽ áp dụng chuẩn mực trên toàn cầu và không chạy theo thị trường”.

“Chúng tôi là công ty toàn cầu, nếu không hài lòng khách hàng sẽ phản hồi ngay khi kết thúc hành trình, chỉ sau 1-2p sẽ phản hồi sẽ được chuyển tới hệ thống. Toàn thế giới hiện đang trực tuyến và hình thức trả lời đường dây nóng, sắp tới sẽ ngày càng nhiều doanh nghiệp bị bỏ đi, để chuyển sang dùng giải pháp nhận phản hồi trực tuyến”, ông Dũng giải thích.

Theo ICTNews
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

HEPCO kiến tạo môi trường làm việc số

Có bề dày gần 50 năm kinh nghiệm hoạt động chính trong lĩnh vực vệ sinh môi trường, Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế (HEPCO) đang triển khai các giải pháp để thích nghi với thời kỳ chuyển đổi số, một bước đi cần thiết nhằm đáp ứng các yêu cầu mới của ngành và sự phát triển không ngừng của xã hội.

HEPCO kiến tạo môi trường làm việc số
Siết chặt quản lý phương tiện vận tải

Siết chặt quản lý phương tiện vận tải là một trong những giải pháp quan trọng của ngành chức năng, nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông (TTATGT), tạo môi trường kinh doanh vận tải (KDVT) lành mạnh.

Siết chặt quản lý phương tiện vận tải

TIN MỚI

Return to top