ClockThứ Bảy, 29/01/2022 15:20

Vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tăng 4,2% trong tháng 1/2022

Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa công bố Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 1/2022.

Cơ giới hóa nông nghiệp, thân thiện môi trườngĐẩy nhanh tiến độ công trình trọng điểm đô thị, giao thôngThu hút đầu tư trực tuyếnKết nối ASEAN là chìa khóa cho thịnh vượng

Công nhân sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty TNHH điện tử Canon (Khu công nghiệp Phố nối A, huyện Văn Lâm, Hưng Yên) có vốn đầu tư Nhật Bản. Ảnh minh họa: Phạm Kiên/TTXVN

Theo đó, ghi nhận, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/01/2022 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 2,1 tỷ USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, có 103 dự án được cấp phép mới đầu tư trực tiếp vào Việt Nam với số vốn đăng ký đạt 388 triệu đô la Mỹ (USD), tăng 119,1% về số dự án và giảm70,7% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2021; trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp phép mới đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký đạt 233 triệu USD, chiếm 60,1% tổng vốn đăng ký cấp mới; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 111,5 triệu USD, chiếm 28,7%; các ngành còn lại đạt 43,5 triệu USD, chiếm 11,2%.

Trong số 23 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong tháng 1/2022, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 198,1 triệu USD, chiếm 51,1% tổng vốn đăng ký cấp mới; kế tiếp là Đặc khu hành chính Hongkong (Trung Quốc) 103,3 triệu USD, chiếm 26,6%; Pháp 25 triệu USD, chiếm 6,4%; Trung Quốc 13,7 triệu USD, chiếm 3,5%; Cộng hòa Seychelles 10,3 triệu USD, chiếm 2,7%.

Bên cạnh đó, có 71 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước cũng đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư tăng thêm 1,27 tỷ USD, tăng 169% so với cùng kỳ năm 2021. Nếu tính cả vốn đăng ký mới và vốn đăng ký điều chỉnh của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 1,19 tỷ USD, chiếm 72% tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 124,7 triệu USD, chiếm 7,5%; các ngành còn lại đạt 339,2 triệu USD, chiếm 20,5%.

Vốn đăng ký góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 206 lượt với tổng giá trị góp vốn 443,5 triệu USD, tăng 100,9% so cùng kỳ năm trước; trong đó có 95 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị góp vốn là 51,9 triệu USD và 111 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 391,6 triệu USD. Đối với hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 347,4 triệu USD, chiếm 78,3% giá trị góp vốn; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 43,8 triệu USD, chiếm 9,9%; ngành còn lại 52,3 triệu USD, chiếm 11,8%.

Báo cáo cũng ghi nhận, trong tháng 1 năm nay, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam ước tính đạt 1,61 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 1,21 tỷ USD, chiếm 75,4% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 182,8 triệu USD, chiếm 11,3%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 141,3 triệu USD, chiếm 8,8%.

Song song đó, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong tháng 1/2022 có 15 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 44,2 triệu USD, gấp 13,97 lần so với cùng kỳ năm trước; có 2 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn điều chỉnh giảm 7,2 triệu USD.

Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và tăng thêm) đạt 36,9 triệu USD, gấp 11,7 lần so với cùng kỳ năm 2021; trong đó, hoạt động khai khoáng đạt 33,5 triệu USD; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm đạt 9,2 triệu USD; bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe động cơ khác đạt 8,5 triệu USD; riêng lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo điều chỉnh giảm 16,4 triệu USD.

Trong tháng 1/2022 cũng có 7 quốc gia và vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam; trong đó, Lào là nước dẫn đầu với 48,2 triệu USD; Hoa Kỳ 2,9 triệu USD; Trung Quốc 1,3 triệu USD; Hàn Quốc 475 nghìn USD; My-an-ma điều chỉnh giảm 16,4 triệu...

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ nhà COP29 năm nay sẽ bảo vệ các khoản đầu tư vào dầu khí

Hãng tin Reuters dẫn lời Chính phủ Azerbaijan, chủ nhà của Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc 2024 (COP29) cho biết, nước này sẽ bảo vệ quyền của các quốc gia sản xuất dầu khí được đầu tư vào lĩnh vực này; đồng thời nhấn mạnh, bất chấp các mục tiêu về khí hậu, nhu cầu về nhiên liệu hóa thạch vẫn còn đang rất cao.

Chủ nhà COP29 năm nay sẽ bảo vệ các khoản đầu tư vào dầu khí
Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
Đột phá trong thu hút đầu tư

Nhiều dự án nghìn tỷ, hàng chục nghìn tỷ được trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đã khẳng định vị thế của Thừa Thiên Huế. Chưa bàn đến chuyện “xoay chuyển tình thế” trong việc sẽ tạo ra các giá trị cao, song các dự án đó minh chứng, tỉnh đã có bước đột phá trong thu hút đầu tư.

Đột phá trong thu hút đầu tư
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

TIN MỚI

Return to top