ClockThứ Bảy, 20/05/2023 14:00

Cảng Chân Mây - cực tăng trưởng kinh tế liên vùng

TTH - Cảng Chân Mây ra đời đến nay tròn 20 năm, có thể khẳng định: Chân Mây, con đường thông ra biển lớn đã mở - một cực tăng trưởng kinh tế hấp dẫn liên vùng.

Đồn Biên phòng cửa khẩu Cảng Chân Mây hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt NamMở tuyến container nội địa tại cảng Chân Mây

leftcenterrightdel

Khu vực cảng Chân Mây - nhìn từ trên cao

Cảng biển nhiều tiềm năng

Trở lại cảng Chân Mây vào một ngày tháng 5, chúng tôi được chứng kiến sự sôi động, với hạ tầng giao thông nơi đây được kết nối, nhiều tàu lớn xếp hàng cập bến; xe lớn, xe nhỏ nối đuôi vào ra "ăn hàng" rộn ràng...  

Ông Huỳnh Văn Toàn, Giám đốc Tổng Công ty CP Cảng Chân Mây chia sẻ, cảng Chân Mây hôm nay đã quen thuộc trên bản đồ hàng hải quốc tế. Cảng không chỉ là "chiếc đòn gánh" trong chuỗi liên kết vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, mà còn là "thỏi nam châm" có sức hút lớn của khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô...

Kể từ thời điểm thai nghén vào năm 2003 mới đầu tư bến số 1, cảng Chân Mây tạo sự kết nối, nhiều công trình dự án đầu tư ở khu vực, giải quyết việc làm ở địa phương, điển hình như các nhà máy dăm gỗ, kho xăng dầu PV Oil, kho nhựa đường của ADCO... Sau 10 năm đi vào hoạt động, cảng Chân Mây tổ chức xếp dỡ gần 10 triệu tấn hàng hóa, đón 200.000 du khách quốc tế, thu hút nhiều dự án đầu tư lớn, hàng năm nằm trong tốp đầu đóng ngân sách lớn cho tỉnh, giải quyết công ăn việc làm từ 5 đến 7 vạn lao động trong vùng.

leftcenterrightdel
  Tàu du lịch biển hiện đại thường cập cảng Chân Mây đưa du khách thăm thú thắng cảnh Huế và Hội An

Hiện nay, cảng Chân Mây có ba cầu cảng đang hoạt động, với tổng chiều dài khoảng 910m; trong đó, cầu cảng bến số 1 và 2 được tiếp nhận tàu chở container. Sản lượng hàng hóa qua cảng hàng năm đạt bình quân khoảng 5 triệu tấn. Dự kiến đến năm 2030, lượng hàng hóa qua cảng Chân Mây sẽ đạt 20-25 triệu tấn/năm.

Hiện, Bộ Giao thông vận tải đã có quyết định cho phép, đến năm 2030, cảng Chân Mây được bổ sung thêm ba bến (bến số 4, 5 và 6). Đồng thời, chấp thuận chủ trương bến 4 và 5 để bổ sung công năng khai thác hàng container với tổng chiều dài 540m cho cỡ tàu đến 70.000 tấn.

Cùng với chủ trương phát triển hạ tầng tại cảng sẽ góp phần tạo đòn bẩy cho sự phát triển hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh qua địa bàn. Cụ thể dự án Nhà máy gia công thạch anh Chân Mây của Công ty TNHH America Quazts Technology đã đưa vào hoạt động vào cuối quý I/2023. Dự án Khu Liên hợp sản xuất, lắp ráp Kim Long Motors Huế lắp ráp các loại xe ô tô khách (Bus) đáp ứng tiêu chuẩn khí thải Euro 5 trở lên, trong đó có hai sản phẩm chủ lực là xe bus từ 30-45 chỗ ngồi và xe trung chuyển khách 16 chỗ ngồi đưa vào hoạt động trong năm 2023, góp phần tăng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng.

Tạo bứt phá mới

Để phát huy lợi thế và tiềm năng cảng này, HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ các hãng tàu biển mở tuyến vận chuyển container và các đơn vị, doanh nghiệp có hàng hóa vận chuyển bằng container đi/đến cảng Chân Mây, áp dụng thí điểm từ tháng 10/2022 đến cuối năm 2023.

Theo đó, hãng tàu biển/đại lý hãng tàu được phép hoạt động kinh doanh vận chuyển container theo quy định và thực hiện trả hàng hoặc bốc hàng tại cảng theo tuyến với tần suất tối thiểu hai chuyến cập cảng mỗi tháng, áp dụng mức hỗ trợ 210 triệu đồng/chuyến cập cảng.

Mới đây, lần đầu tiên cảng Chân Mây đã đón chuyến tàu container quốc tế. Đây là bước mở đầu quan trọng trong việc khai thác chức năng làm hàng container tại cảng Chân Mây theo Quy hoạch tổng thể hệ thống cảng biển Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng phê duyệt.

Cuối năm 2022, tỉnh đã tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư các hãng tàu làm hàng container tại cảng Chân Mây. Đây là cơ hội quảng bá tiềm năng, thế mạnh của các khu kinh tế, khu công nghiệp Thừa Thiên Huế; giới thiệu cơ hội đầu tư và các dự án kêu gọi đầu tư trong các lĩnh vực như khu công nghiệp, cảng biển, logistics, đặc biệt là tại cảng Chân Mây.

Dịp này các doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics và hàng container gặp gỡ, trao đổi, tìm hiểu những tiềm năng, lợi thế của "trái tim" khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô.

Nhờ đó, sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua địa bàn có sự tăng trưởng đáng kể, năm sau cao hơn năm trước. Trong 3 tháng đầu năm 2023, cảng đã đón gần 160 tàu hàng, riêng tháng 3 có đến 67 chuyến tàu cập cảng, trong đó 11 chuyến tàu container, 16 chuyến tàu quốc tế xuất, nhập hàng. Nếu so với các cảng quốc tế khác thì chưa bằng, nhưng với cảng Chân Mây thì đó là những con số đáng mừng.

Chia sẻ về quan điểm đầu tư phát triển cảng Chân Mây, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cho biết, tỉnh cam kết đồng hành, hỗ trợ tối đa nhà đầu tư phát triển ở khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô; trong đó chú trọng xây dựng khu vực cảng Chân Mây trở thành điểm thu hút hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong, ngoài nước. Hiện nay tỉnh đã đưa các dự án xây dựng khu hậu cần cảng, dự án dịch vụ vận tải logistics... vào danh mục kêu gọi đầu tư với diện tích khoảng 40ha, tổng vốn dự kiến 1.500 tỷ đồng.

Lãnh đạo tỉnh khẳng định sẽ tạo điều kiện thuận lợi để đưa cảng Chân Mây phát triển xứng tầm là cảng biển quốc tế với quy mô, dịch vụ hiện đại, là điểm đến hấp dẫn, thân thiện và an toàn cho các hãng tàu, du khách và các nhà đầu tư.

Với định hướng kinh tế biển, cảng Chân Mây sẽ tiếp tục tạo bứt phá mới vì đang ở độ tuổi 20 đầy năng lượng, ý chí, khát vọng. Cảng Chân Mây tiếp tục là "trái tim" của khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, một khu kinh tế động lực, góp phần quan trọng đưa Thừa Thiên Huế trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương.

Theo Quy hoạch tổng thể hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22/9/2021, cảng Chân Mây thuộc nhóm cảng biển số 2, loại I. Khu bến Chân Mây có thể tiếp nhận tàu container sức chở đến 4.000 TEU với chức năng phục vụ khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô và khu vực lân cận, kết hợp tiếp chuyển hàng cho nước bạn Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan...


Bài, ảnh: SONG MINH
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thị trường trái phiếu bền vững tăng trưởng mạnh mẽ ở các nền kinh tế ASEAN+3

Thị trường trái phiếu bền vững của các nền kinh tế thành viên ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã mở rộng 29,3% trong năm ngoái, vượt xa mức tăng trưởng 21% của thị trường trái phiếu bền vững toàn cầu và khu vực đồng euro, báo cáo mới vừa công bố ngày 21/3 của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho biết.

Thị trường trái phiếu bền vững tăng trưởng mạnh mẽ ở các nền kinh tế ASEAN+3
Các nước ngoài OPEC+ sẽ dẫn đầu tăng trưởng sản lượng dầu năm 2024

Theo dự báo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), tăng trưởng sản lượng dầu và chất lỏng toàn cầu trong thời gian tới chủ yếu sẽ được thúc đẩy bởi các nước ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+), dẫn đầu là Mỹ, Guyana, Canada và Brazil, bù đắp cho việc cắt giảm sản lượng tự nguyện của OPEC+.

Các nước ngoài OPEC+ sẽ dẫn đầu tăng trưởng sản lượng dầu năm 2024
TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO):
Phong vũ biểu hàng hóa tiếp tục cho thấy đà tăng yếu trong thương mại

Thương mại hàng hóa toàn cầu sẽ tiếp tục phục hồi khiêm tốn trong những tháng đầu năm 2024, nhưng có thể dễ dàng bị chệch hướng do các cuộc xung đột khu vực và căng thẳng địa chính trị, theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Phong vũ biểu hàng hóa tiếp tục cho thấy đà tăng yếu trong thương mại
Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC):
Triển vọng tăng trưởng tươi sáng hơn, nhưng rủi ro vẫn còn

Được thúc đẩy bởi chi tiêu của người tiêu dùng và chính phủ, cũng như ngành du lịch, nền kinh tế khu vực Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được ước tính tăng trưởng 3,5% vào năm 2023, và dự kiến sẽ duy trì tăng trưởng ở mức 3,2% trong năm 2024, cao hơn so với các ước tính trước đó, theo Đơn vị Hỗ trợ Chính sách APEC (PSU).

Triển vọng tăng trưởng tươi sáng hơn, nhưng rủi ro vẫn còn
Return to top