ClockThứ Sáu, 01/04/2022 13:30

Chặn “cò đất” hoạt động trái phép

TTH - Nghị định 16/2022/NĐ-CP (NĐ16) có hiệu lực từ đầu tháng 2/2022 có một nội dung đáng chú ý, nếu người môi giới không cung cấp đầy đủ, thiếu trung thực hồ sơ, thông tin về bất động sản (BĐS) bị phạt tiền từ 200-250 triệu đồng.

Vừa xây dựng trái phép, vừa lấn chiếm đất công

Người môi giới phải thông tin các dự án về bất động sản chính xác, rõ ràng

Với những quy định cụ thể hành vi vi phạm cộng với mức phạt tiền cao trong NĐ16, nhiều người cho rằng đó là công cụ mới góp phần chuẩn hóa nghề môi giới BĐS, giúp thị trường này hoạt động ổn định hơn.

Anh Lê Quang Vinh, cán bộ Văn phòng UBND thị xã Hương Thủy chia sẻ, hiện ở địa phương có nhiều dự án (DA) lớn đang triển khai, đơn cử DA nhà khách T2, Cảng Hàng không Quốc tế Phú Bài, đường Tố Hữu nối dài, cao tốc Cam Lộ-La Sơn qua địa bàn, DA mở rộng KCN Phú Bài... tác động nhiều đến thị trường BĐS, khiến thị trường bất BĐS địa phương luôn "nóng". Do vậy, hoạt động môi giới BĐS không được quản lý tốt rất dễ phát sinh nhiều vấn đề phức tạp liên quan an ninh trật tự, nảy sinh những tranh chấp pháp lý về sau.

Ở những khu vực có DA thường xuất hiện tình trạng “ăn theo” một số đối tượng đã lợi dụng kẽ hở của pháp luật tạo ra những “cơn sốt” đất ảo ở những khu vực kế cận khu quy hoạch DA để tổ chức thực hiện phân lô, tách thửa đất nông nghiệp trái quy định rồi rao bán khắp nơi khiến người mua cả tin bị thiệt thòi.

Ông Lê Minh Thành (Phú Đa, Phú Vang) nhận định, gần đây ở các địa bàn, vùng quê hẻo lánh, giao thông đường sá còn cách trở nhưng tạo những đợt “sốt đất”. Tìm hiểu đều do tác động không nhỏ từ những người môi giới BĐS hay còn gọi "cò đất", hoạt động tự do gây nhiễu loạn thị trường.

Nhiều ý kiến cho rằng, để hoạt động thị trường BĐS ổn định, ngoài việc cần áp dụng nghiêm các quy định xử phạt của NĐ16, cơ quan chức năng cần tăng cường giám sát buộc nhân sự gia nhập vào lĩnh vực tư vấn BĐS phải đáp ứng được các điều kiện quy định; xử lý mạnh tay đối với các sàn hay trung tâm môi giới BĐS đang hoạt động “ngoài luồng”, tức là không đảm bảo các quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh, môi giới BĐS.

Theo ông Nguyễn Phước Bửu Hùng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng, sự thiếu chuyên nghiệp đã dẫn đến một bộ phận môi giới BĐS bị sa đà vào những hành vi chưa chuẩn mực như có hành vi “găm” đất, thổi giá, tạo sốt ảo, gây lũng đoạn thị trường. Nhiều môi giới còn tiếp tay cho chủ DA, lừa khách hàng, gây hậu quả cho người tiêu dùng, ảnh hưởng uy tín cho thương hiệu các chủ đầu tư chân chính.

"NĐ16 có nhiều điều khoản chặt chẽ về trách nhiệm của người hoạt động trong lĩnh vực môi giới BĐS, nghị định sẽ góp phần chuẩn hóa nghề môi giới BĐS, buộc nhân sự gia nhập vào lĩnh vực tư vấn BĐS phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định nhằm giữ thị trường BĐS luôn ổn định”, ông Hùng nói.

Một trong những quy định mới của NĐ16 khi vi phạm về quản lý, ứng dụng, công khai thông tin nhà ở và thị trường BĐS sẽ bị phạt từ 60-80 triệu đồng. Cụ thể, đối với những hành vi: không cung cấp, cung cấp không chính xác, không đầy đủ hoặc không đúng thời hạn kê khai BĐS cho cơ quan quản lý thông tin về nhà ở và thị trường BĐS theo quy định; cung cấp cho bên thứ ba dữ liệu về nhà ở và thị trường BĐS của cơ quan Nhà nước mà không được sự cho phép của cơ quan quản lý hệ thống thông tin BĐS; làm sai lệch, hỏng hoặc thất thoát thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường BĐS…

NĐ16 được ban hành thay thế NĐ139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh BĐS, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở...

Bài, ảnh: Song Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo hành lang pháp lý để đổi mới hoạt động HĐND các cấp

Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) đã tạo hành lang pháp lý cho HĐND các cấp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, từ đó, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc cần tháo gỡ.

Tạo hành lang pháp lý để đổi mới hoạt động HĐND các cấp
Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng

Trước những chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các đơn vị liên quan đã có nhiều hoạt động phối hợp tăng cường kiểm tra các cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh vàng. Theo đó, chênh lệch giữa giá vàng thế giới và trong nước đã dần thu hẹp.

Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng
Bắt giữ tàu giã cào hoạt động trái phép

Chiều tối ngày 23/4, Đồn Biên phòng Lăng Cô đã phát hiện 1 tàu cá của tỉnh Quảng Ngãi hành nghề giã cào trái phép tại vùng biển ven bờ thuộc huyện Phú Lộc và đã tiến hành lập biên bản, tạm giữ người cùng phương tiện để xử lý theo quy định.

Bắt giữ tàu giã cào hoạt động trái phép
Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tín dụng

Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 có nhiều quy định kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động tín dụng là chia sẻ của ông Lê Việt Sỹ, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh với Báo Thừa Thiên Huế.

Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tín dụng
Return to top