ClockThứ Năm, 29/03/2018 08:32

Chính phủ quyết nghị về xây dựng một số đoạn cao tốc tuyến Bắc - Nam phía Đông

TTH.VN - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 20/NQ-CP về Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020.

Quốc hội khảo sát tuyến cao tốc Cam Lộ - La SơnPháp hạ thấp giới hạn tốc độ trên đường cao tốc để ngăn chặn tai nạn giao thôngQuốc hội duyệt 118.716 tỷ đồng làm đường bộ cao tốc Bắc - NamNăm 2019 báo cáo thông qua chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ caoLấy tiền đâu làm đường bộ cao tốc Bắc - Nam?

Nghị quyết thông qua một số đề xuất của Bộ Giao thông vận tải để triển khai Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 (Dự án) đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Nghị quyết số 52/2017/QH14 ngày 21/10/2017, bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch, có cơ chế giám sát, quản lý và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư.

Nguyên tắc, nội dung chi và quản lý phần vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư như sau:

Nguyên tắc chi: Sử dụng vốn Nhà nước để thực hiện các hạng mục công việc do cơ quan nhà nước tổ chức thực hiện; vốn Nhà nước phải được quản lý chặt chẽ phù hợp với quy định pháp luật.

Nội dung chi như sau: Chi phí công tác tư vấn trong giai đoạn chuẩn bị Dự án, thiết kế kỹ thuật, dự toán, tư vấn giao dịch, tư vấn kiểm định chất lượng trong quá trình thi công của cơ quan nhà nước; chi phí của Ban quản lý dự án thuộc Cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chi phí rà phá bom mìn, vật nổ; chi phí giải phóng mặt bằng, tái định cư và các chi phí khác thuộc trách nhiệm của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hỗ trợ một phần chi phí xây dựng công trình để đảm bảo tính khả thi về tài chính; mức hỗ trợ sẽ được tính toán cụ thể trên cơ sở phương án tài chính của từng dự án.

Về quản lý phần vốn đầu tư của Nhà nước, theo Nghị quyết, các nội dung chi cho các hạng mục công việc do cơ quan nhà nước thực hiện, quản lý theo quy định của Luật đầu tư công. Phần vốn đầu tư của Nhà nước hỗ trợ một phần chi phí xây dựng công trình để đảm bảo tính khả thi về tài chính, quản lý theo quy định tại Nghị định số 15/2015/NĐ-CP của Chính phủ; sau khi đã giải ngân hết 50% vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư và đủ điều kiện giải ngân phần vốn vay sẽ thực hiện giải ngân song song theo tỷ lệ phần vốn đầu tư của Nhà nước, vốn vay thương mại và vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư trên cơ sở khối lượng thực hiện, được nghiệm thu, được quy định cụ thể tại hợp đồng dự án.

Vốn chủ sở hữu nhà đầu tư tham gia Dự án tính toán trong báo cáo nghiên cứu khả thi và hồ sơ mời thầu với tỷ lệ 20% tổng vốn đầu tư. Mức lợi nhuận trên phần vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư khi tính toán phương án tài chính để phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi và hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà đầu tư bằng mức lợi nhuận trung bình trên phần vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư ở các dự án BOT đường bộ đã triển khai trong thời gian vừa qua; mức lợi nhuận chính thức của nhà đầu tư được xác định thông qua đấu thầu cạnh tranh.

Nghị quyết nêu rõ, triển khai lập, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng công trình làm cơ sở xác định tổng vốn đầu tư và phương án tài chính trong hồ sơ mời thầu đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư để kiểm soát chặt chẽ hơn chi phí đầu tư. Việc lựa chọn nhà đầu tư phải qua đấu thầu; trường hợp chỉ có 1 nhà đầu tư trúng sơ tuyển sẽ báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định.

Chính phủ giao Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) bổ sung vào dự thảo hợp đồng dự án trong hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà đầu tư quy định “Nhà đầu tư vi phạm hợp đồng trong trường hợp sau 6 tháng không ký được hợp đồng tín dụng với ngân hàng, tổ chức tín dụng đủ phần vốn vay theo quy định để triển khai dự án; cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tịch thu bảo đảm thực hiện hợp đồng và hợp đồng hết hiệu lực”. Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đề xuất giải pháp xử lý.

Sử dụng giá trị vốn góp của Nhà nước thông qua đấu thầu là giá trị thanh toán cho nhà đầu tư. Trường hợp có điều chỉnh, bổ sung hạng mục do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định sẽ thanh toán theo quy định từ nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, nằm trong chi phí dự phòng khối lượng của Dự án. Việc thay đổi giải pháp kỹ thuật, áp dụng khoa học công nghệ mới dẫn đến kinh phí tăng - giảm do nhà đầu tư tự chịu hoặc được hưởng; Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm giám sát nội dung thay đổi giải pháp kỹ thuật, bảo đảm chất lượng công trình.

Theo Nghị quyết, bổ sung dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông vào danh mục các công trình, dự án trọng điểm ngành GTVT; Thủ tướng Chính phủ kiện toàn Ban chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án trọng điểm ngành GTVT, bổ sung thành viên là Lãnh đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có dự án đi qua. Thành lập Tổ công tác liên ngành để hỗ trợ cơ quan nhà nước có thẩm quyền đàm phán, thực hiện dự án gồm đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp và địa phương nơi có dự án đi qua, có mời thêm một số chuyên gia (nếu cần thiết).

2 phương án triển khai Dự án Phan Thiết - Dầu Giây

Đối với Dự án Phan Thiết - Dầu Giây, Thủ tướng Chính phủ quyết định dừng triển khai Quyết định số 1597/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2012 về việc ban hành cơ chế quản lý, thực hiện dự án cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết thí điểm theo hình thức PPP và chấm dứt việc chỉ định Công ty TNHH tập đoàn Bitexco (Công ty Bitexco) là Nhà đầu tư thứ nhất thực hiện Dự án. Giao Bộ GTVT thông báo với Ngân hàng Thế giới.

Bộ GTVT giao Công ty Bitexco tiếp tục thực hiện hoàn chỉnh, cập nhật báo cáo nghiên cứu khả thi theo nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao trước đây.

Bên cạnh đó, Bộ GTVT phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổ chức xác định chi phí chuẩn bị dự án và chi phí cơ hội cho Công ty Bitexco, đàm phán với Công ty Bitexco theo 2 phương án sau để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định:

Phương án 1 (Công ty Bitexco không tiếp tục tham gia đầu tư Dự án): Nhà nước sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ bố trí cho Dự án để thanh toán chi phí chuẩn bị dự án và khoản chi phí cơ hội cho Công ty Bitexco ngay sau khi báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt.

Phương án 2 (Công ty Bitexco tham gia đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư): Công ty Bitexco được hưởng ưu đãi theo quy định tại Nghị định số 30/2015/NĐ-CP của Chính phủ; kinh phí chuẩn bị dự án nằm trong chi phí đầu tư của Dự án và được thanh toán bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ bố trí cho Dự án ngay sau khi có kết quả đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.

Chính phủ giao Bộ GTVT căn cứ quy mô từng dự án thành phần, tổ chức thẩm định và quyết định đầu tư theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật; đối với phần vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức PPP, Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định trước khi phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi. Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng và ban hành văn bản quy định quy trình quyết toán hợp đồng đối với nhà đầu tư. Bộ GTVT và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu, đề xuất phương án huy động vốn tín dụng cho dự án.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được giao ban hành văn bản hướng dẫn các điều kiện cụ thể để nhà đầu tư các dự án được tiếp cận, cung cấp vốn tín dụng, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định những vấn đề vượt thẩm quyền; đồng thời, phối hợp Bộ GTVT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất phương án huy động vốn tín dụng cho dự án.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể về xác định vốn lưu động trong tổng vốn đầu tư dự án. Bộ Tài chính ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể về mức lợi nhuận trên phần vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư; hướng dẫn thanh toán vốn Nhà nước tham gia thực hiện dự án PPP, quyết toán công trình dự án hoàn thành.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo thực hiện, rút ngắn thời gian thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, đáp ứng tiến độ các Dự án. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố có dự án đi qua chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác giải phóng mặt bằng đáp ứng tiến độ các Dự án.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề xuất 6 nội dung để ACMECS bứt phá trong giai đoạn tới

Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 7/11, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) lần thứ 10 có chủ đề “Hướng tới kết nối thông suốt vì một tiểu vùng Mekong hội nhập” được tổ chức với sự tham dự của người đứng đầu Chính phủ, Trưởng đoàn các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề xuất 6 nội dung để ACMECS bứt phá trong giai đoạn tới
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp ngắn 3 nhà lãnh đạo Kazakhstan, Turkmenistan và Ethiopia

Tối 23/10, theo giờ địa phương, trong khuôn khổ các hoạt động tham dự Hội nghị Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo BRICS mở rộng tại Kazan, Liên bang Nga, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp ngắn Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev, Tổng thống Turkmenistan Serdar Berdimuhamedow và Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp ngắn 3 nhà lãnh đạo Kazakhstan, Turkmenistan và Ethiopia
Return to top