ClockThứ Tư, 07/10/2020 06:15

Chỉnh trang, nâng cấp giao thông nội đô: Hướng đến tiêu chí đồng bộ

TTH - Từ chương trình, dự án chỉnh trang đô thị, các tuyến đường, vỉa hè ở khu vực nội đô xuống cấp, nhếch nhác từng bước được đầu tư, hoàn thiện.

Phát triển giao thông nội đôĐầu tư cho giao thông đô thị

Thi công làm mới vỉa hè đường Lê Lợi

Đầu năm 2020, các tuyến đường, vỉa hè khu vực nội đô được nâng cấp, chỉnh trang, giúp Huế đẹp hơn. 

Các tuyến đường được nâng cấp tiếp nối từ dự án (DA) Cải thiện môi trường nước TP. Huế cơ bản hoàn tất với nguồn vốn kết dư khoảng 214 tỷ đồng.

Các tuyến đường cần cải tạo, nâng cấp được chọn lọc với nhiều tiêu chí: đường ở trung tâm, đường hư hỏng xuống cấp và thuộc bờ nam sông Hương nhằm tạo sự thống nhất, đồng bộ, góp phần chỉnh trang đô thị khi nguồn ngân sách địa phương hiện nay còn khó khăn.

Qua rà soát, đề xuất,  gần 40 tuyến đường ở khu vực bờ nam sông Hương, dài trên 30km được ưu tiên nâng cấp mặt đường, xây dựng vỉa hè; trong đó ưu tiên những đường có hệ thống ống dẫn nước của DA Cải thiện môi trường TP. Huế.

Cụ thể, tuyến đường Lê Lợi, Phan Bội Châu được cải tạo, nâng cấp thảm nhựa mặt đường và xây dựng mới vỉa hè. Tại tuyến đường Hà Nội, Hùng Vương, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thị Minh Khai, Phan Chu Trinh, Nguyễn Sinh Cung, Phan Đình Phùng chỉ nâng cấp, xây dựng mới vỉa hè. Còn lại 25 tuyến đường, như Lý Thường Kiệt, Hai Bà Trưng, Nguyễn Trường Tộ... được chỉnh trang, thảm nhựa mới mặt đường.

Tuy nhiên, quá trình triển khai, đối với vỉa hè đường Lê Lợi, người dân cho rằng lãng phí vì vỉa hè cũ được bó vỉa đá tự nhiên, lát gạch terrazzo (Long Thọ) còn khá tốt nhưng lại phá để làm mới, nhất là đoạn từ cầu ga Huế đến cầu Phú Xuân, khi vỉa hè hai bên đang được làm mới bằng việc thay bó vỉa, lát  vỉa hè bằng đá granite (đá tự nhiên) sau khi vỉa hè cũ bị cào bóc, hạ độ cao.

Ông Nguyễn Thanh Tuấn Anh, Giám đốc Ban Quản lý DA Cải thiện môi trường nước TP. Huế cho biết, đường Lê Lợi là công trình thảm nhựa lại toàn tuyến dài hơn 2km, dày 7cm; đồng bộ, hoàn trả lại vỉa hè, cây xanh do đơn vị này làm chủ đầu tư. Đối với vỉa hè thì công trình này chỉ triển khai ở đoạn từ đầu cầu Ga đến cầu Trường Tiền dài khoảng 1,5 km theo phương án cào bóc vỉa hè cũ để hạ độ cao, thay mới bó vỉa cũng như lát bằng đá granite, bo ô cây bằng đá chẻ, trồng hoa, cây xanh. Đoạn từ cầu Trường Tiền đến Đập Đá, dài khoảng 500 mét cách đây vài năm đã chỉnh trang nên giữ nguyên.

Hiện, công trình này đang tập trung thi công hoàn tất các hạng mục đoạn từ cầu Phú Xuân đến cầu Trường Tiền. Trên đoạn vỉa hè này thì gạch lát vẫn còn mới, bó vỉa vẫn còn nguyên vì cách đây hai năm có một số đoạn được cải tạo nâng cấp nhưng chưa đồng bộ. Trong đó, có nhiều ô trồng cây xanh do lãng quên nên cỏ mọc um tùm và trước đây do đơn vị thi công thảm mặt đường đã đổ thải, nhếch nhác mất mỹ quan.

"Để tạo sự đồng bộ trong chỉnh thể toàn tuyến nên việc cải tạo mặt đường, lề đường để xây dựng thành tuyến đường kiểu mẫu, đơn vị đã làm đúng theo yêu cầu của đồ án thiết kế đô thị TP. Huế", ông Tuấn Anh nói.

Trả lời khi ý kiến cho rằng, việc cào bóc, làm mới vỉa hè đường Lê Lợi liệu có lãng phí, ông Tuấn Anh nói, thực tế không có việc lãng phí. Đây là tuyến đường trung tâm, cần làm đẹp đồng bộ. Hơn nữa các hạng mục vỉa hè, mặt đường của tuyến này đã làm hơn 20 năm nên bất hợp lý, nhiều đoạn đã hư hỏng, xuống cấp, trong đó rất nhiều rễ cây xanh cổ thụ nằm trên tuyến đã đẩy bó vỉa nhô ra đường hoặc "đội" vỉa hè lên làm đọng nước, nổi rêu, nhếch nhác.

Về việc cào bóc hạ độ cao giữa vỉa hè và mặt đường, ông Tuấn Anh thông tin, nguyên trạng vỉa hè cũ cao hơn mặt đường đến 30cm nên hiện không còn phù hợp với quy chuẩn. Thiết kế mới từ Sở Xây dựng cho đường phố đô thị Huế thì vỉa hè chỉ cao 12,5cm so với mặt đường và đơn vị đã triển khai đúng như vậy.

Ông Nguyễn Việt Bằng, Trưởng phòng Quản lý đô thị TP. Huế chia sẻ, khi triển khai DA trên, lãnh đạo các sở, ban, ngành địa phương đồng tình, hưởng ứng và qua nhiều hội nghị bàn thảo để chỉnh trang làm đẹp cho Huế trong lúc nguồn ngân sách hàng năm để nâng cấp, sửa chữa rất hạn chế.

Thời điểm này, DA gần hoàn tất và nhận những điều khen, chê hay băn khoăn những tuyến đường đang hạn chế mặt này, mặt kia, đầu tư cải tạo nâng cấp lãng phí hay không...

Theo ông Bằng, đó là những ý kiến tâm huyết của người dân bởi mong ước cuối cùng của họ là các tuyến phố trong lòng đô thị Huế sáng lên, đẹp lên.

Bài, ảnh: Song Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao 18 suất quà đến gia đình có nạn nhân bị tai nạn giao thông

Chiều 20/11, ông Hoàng Văn Thái, Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Điền, cùng đại diện các ban, phòng, đơn vị chức năng liên quan đã đến thăm hỏi, động viên các gia đình có nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông (TNGT) hiện đang gặp hoàn cảnh khó khăn ở địa phương.

Trao 18 suất quà đến gia đình có nạn nhân bị tai nạn giao thông
Thanh niên với an toàn giao thông

Sáng 16/11, Đoàn Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh phối hợp với Ban thanh niên Công an tỉnh, Công ty Honda Lộc Thịnh tổ chức Ngày hội “Thanh niên với an toàn giao thông” năm 2024 dành cho học sinh, sinh viên Trường cao đẳng Huế.

Thanh niên với an toàn giao thông
7 trường học ở phường Thuận An thiếu phòng học

Tuyến đường quốc phòng từ thôn Thanh Phước về Thuận Hòa (Hương Phong) xuống cấp; hệ thống trụ điện ở xã Phú Dương di dời bất hợp lý ảnh hưởng đến giao thông; 7 trường học ở phường Thuận An thiếu phòng học; dự án đường chợ Mai - Tân Mỹ đoạn qua xã Phú Dương tiến độ thi công quá chậm... Đó là những vấn đề được người dân TP.Huế phản ánh tại buổi tiếp xúc cử tri sáng 12/11.

7 trường học ở phường Thuận An thiếu phòng học
Tổ chức xóa nhà tạm, nhà dột nát phải đồng bộ, đa dạng hóa nguồn lực

Sáng 10/11, chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (Ban Chỉ đạo), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo cho rằng, Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát là chương trình nhân văn sâu sắc, phải được triển khai với tinh thần trách nhiệm cao, cảm xúc mạnh mẽ, với tư duy đổi mới; nhấn mạnh thời gian, trí tuệ và sự quyết tâm, quyết liệt là yếu tố mang tính quyết định của Phong trào.

Tổ chức xóa nhà tạm, nhà dột nát phải đồng bộ, đa dạng hóa nguồn lực

TIN MỚI

Return to top