ClockThứ Tư, 17/05/2017 05:31

Chỉnh trang và quản lý các hồ nội thành

TTH - Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Huế vừa tiến hành khởi công và chỉnh trang hai hồ Tân Miếu - Võ Sanh để khơi thông dòng chảy, tiêu thoát nước, đồng thời tạo không gian thoáng đẹp, giúp việc quản lý sử dụng tốt hơn.

Cần thiết

Trong 44 hồ ở khu vực nội thành, hồ Tân Miếu có diện tích lớn nhất và hiện trạng gần như nguyên vẹn. Nhiều hồ còn lại đều trong tình trạng bị lấn chiếm, trong đó có một số hồ bị lấn chiếm một phần đến một nửa, có 4 hồ đã bị xoá sổ hoàn toàn (theo thông tin từ Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế).

Hồ sinh thái An Cựu city là một điểm sáng về cảnh quan trong khu vực. Ảnh: Quang Phong

Việc chỉnh trang, cải tạo lại hệ thống hồ trong nội thành là vô cùng bức bách để giữ cho hệ thống thủy đạo trong Kinh thành Huế phát huy tác dụng đúng như chức năng, nhiệm vụ của nó là để tiêu, thoát nước và phục vụ nhiều mục đích quan trọng khác...

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và UBND TP. Huế đã thống nhất phương án cùng phối kết hợp để giữ, trả lại hiện trạng hệ thống các hồ trong nội thành, đồng thời hạn chế tình trạng lấn chiếm, lấp hồ làm nơi ở, sinh hoạt, kinh doanh.

Động thái đầu tiên mà các bên liên quan đã thực hiện là đo vẽ hiện trạng và cắm mốc đối với các hồ hiện hữu, đồng thời thực hiện trên bản đồ GIS để lưu trữ dữ liệu và tránh các trường hợp lấn chiếm từ nay về sau.

Giải pháp khác đang được TP. Huế triển khai là chỉnh trang cải tạo lại hệ thống các hồ trong Kinh thành Huế. Sau khi tiến hành đo đạc, cắm mốc, hồ đầu tiên được chọn để chỉnh trang là Tân Miếu để khai thác các dịch vụ phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, du lịch,  tạo điểm vui chơi, dạo mát cho người dân.

Được các cơ quan, tổ chức của nước ngoài hỗ trợ một phần kinh phí, đến nay, hồ Tân Miếu đã xây xong gần 50% tường kè bằng đá hộc, tương đương khoảng 500/922m chiều dài toàn tuyến. Đây là hạng mục khá quan trọng để giữ cho hồ khỏi sụt lún, bồi lấp do thiên tai, mưa lũ hoặc lấn chiếm. Tiếp đến các hạng mục chỉnh trang khác cũng lần lượt được đầu tư thực hiện.

Sau hồ Tân Miếu, hồ Võ Sanh cũng được khởi công chỉnh trang để tạo sự đồng bộ.

Quản lý sau đầu tư   

Ngoài hai hồ Tân Miếu, Võ Sanh, TP. Huế dự kiến sẽ đầu tư lần lượt theo từng giai đoạn với các hồ còn lại, trong đó chú trọng nguồn hỗ trợ từ các tổ chức nước ngoài. Dự kiến nếu được đồng ý thông qua, TP. Huế sẽ đầu tư chỉnh tranh hồ Xã Tắc trong thời gian tới.

 Xây dựng tường kè bằng đá hộc giúp chống xói lở, lấn chiếm

Điều người dân cũng như lãnh đạo TP. Huế quan tâm không chỉ là chỉnh trang, cắm mốc mà là quản lý sau đầu tư để tránh tình trạng lấn chiếm làm nơi kinh doanh buôn bán, họp chợ như một số hồ đã đầu tư trước đây ở khu vực phía nam TP. Huế. Điển hình như hồ sinh thái Kiểm Huệ, Tôn Đức Thắng đều bị lấn chiếm để kinh doanh, buôn bán cà phê, quán nhậu, làm nơi giữ xe và nhiều dịch vụ khác.

Về trăn trở trên, TP. Huế dự kiến sau khi chỉnh trang, sẽ có phương án kêu gọi đầu tư sử dụng phù hợp phần diện tích mặt nước ở hồ Tân Miếu.

Lãnh đạo TP. Huế thông tin, chủ trương chung của TP. Huế trong việc khai thác sử dụng kể cả mặt nước lẫn trên bờ đối với một số hồ khu vực nội thành sau chỉnh trang là kêu gọi đầu tư hoặc cho đấu thầu, hợp đồng các dịch vụ phù hợp với thuần phong mỹ tục, không ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường cũng như đời sống sinh hoạt của người dân.

TP. Huế sẽ giao trách nhiệm cụ thể cho từng địa phương, đơn vị liên quan. Hồ nằm ở phường nào giao cho phường đó quản lý, nếu nằm trên địa bàn hai ba phường thì giao trách nhiệm cụ thể cho từng phường, tránh trường hợp như hồ Kiểm Huệ do chồng chéo trong quản lý nên thường xuyên xảy ra tình trạng lấn chiếm.

Ngoài khai thác sử dụng một phần diện tích các hồ để nâng cao nguồn thu cho ngân sách, tạo việc làm cho người lao động, khơi thông dòng chảy, mục đích khi chỉnh trang các hồ nội thành của TP. Huế là ưu tiên dành quỹ đất để xây dựng các công trình phục vụ các mục đích công cộng như đường đi dạo, ghế đá, công viên làm nơi nghỉ ngơi, thư giãn, ngắm cảnh cho người dân.

Hai hồ Võ Sanh, Tân Miếu được hai tổ chức SIAAP và AIMF của Pháp hỗ trợ kinh phí đầu tư chỉnh trang, với tổng mức đầu tư 730.000 euro, trong đó hai tổ chức vừa nêu hỗ trợ 510.000 euro, còn lại là vốn đối ứng của TP. Huế. Quy mô công trình gồm xây dựng kè bằng đá hộc, lát vỉa hè bằng gạch terazzo, bó, rãnh vỉa, lắp đặt 33 cột điện chiếu sáng và nhiều hạng mục khác. Thời gian thi công kéo dài tối đa 18 tháng, kể từ tháng 3/2017. Công trình do Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Huế làm chủ đầu tư.

Bài, ảnh: Tâm Huệ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chỉnh trang, phát triển đô thị Sịa

Thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền hôm nay đã mang một diện mạo mới, tuy nhiên, tốc độ phát triển đô thị ở địa phương này vẫn còn chậm.

Chỉnh trang, phát triển đô thị Sịa
Tăng hiệu quả chăm sóc và điều trị trong lĩnh vực Nhi khoa

Ngày 1/11, hội nghị Nhi khoa toàn quốc lần thứ 25 khai mạc với chủ đề “Từ khoa học đến chính sách và thực tiễn”. Hội nghị có sự tham dự của UVTV Tỉnh ủy, Phó chủ tịch Thường trực UBND Tỉnh Nguyễn Thanh Bình; ông Đinh Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Bà mẹ Trẻ em, Bộ Y tế; PGS.TS. Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, Chủ tịch hội Nhi khoa Việt Nam; PGS.TS Trần Kiêm Hảo, Giám đốc sở y tế cùng hàng trăm bác sĩ, chuyên gia trong ngoài nước, nhà quản lý, hội viên Hội Nhi khoa Việt Nam…

Tăng hiệu quả chăm sóc và điều trị trong lĩnh vực Nhi khoa
Bước đệm cho thành phố trực thuộc Trung ương

Với mục tiêu từng bước hoàn thiện hạ tầng, tạo bước đệm cho thành phố trực thuộc Trung ương, TP. Huế đã và đang triển khai nhiều dự án (DA) quy mô lớn, đồng thời đẩy nhanh tiến độ các công trình kịp hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2025.

Bước đệm cho thành phố trực thuộc Trung ương
Chuyển đổi từ cơ chế “phân cấp” sang “phân quyền” để quản lý, khai thác tài sản công hiệu quả

Chính phủ đề xuất sửa đổi quy định về thẩm quyền quyết định trong mua sắm, thuê, quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, từ cơ chế Chính phủ, bộ, cơ quan Trung ương, HĐND cấp tỉnh “phân cấp” thẩm quyền sang cơ chế phân quyền cho Chính phủ, bộ, cơ quan Trung ương, HĐND cấp tỉnh “quy định” thẩm quyền nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý, sử dụng tài sản công.

Chuyển đổi từ cơ chế “phân cấp” sang “phân quyền” để quản lý, khai thác tài sản công hiệu quả
Return to top