ClockThứ Hai, 26/09/2022 18:06

Công trình kè biển, tiêu thoát lũ chủ động ứng phó mưa bão

TTH.VN - Các công trình xây dựng ứng phó thiên tai, tiêu thoát lũ nằm khu vực ven biển, sông hói thường xuyên chịu tác động mạnh bởi mực nước dâng. Mùa mưa bão, gió mạnh và đà sóng lớn thường gây tác động mạnh khu vực công trình, cần có biện pháp thi công hợp lý, đảm bảo tiến độ và có phương án ứng phó thiên tai, bão lũ.

An toàn hồ đập mùa bão, lũKhắc phục khẩn cấp công trình thủy lợi bị hư hỏngKhắc phục hư hỏng cầu dân sinh ở A LướiĐề phòng sạt lở trên các thủy điệnSớm khắc phục các công trình hư hỏng sau mưa lũ

Chủ đầu tư có các giải pháp đảm bảo an toàn công trình cảng Tư Hiền (Phú Lộc)

Bảo vệ an toàn công trình, thiết bị

Theo chỉ đạo của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, trong ngày 26/9, các địa phương, đơn vị phải hoàn thành công tác ứng phó thiên tai nhằm đảm bảo an toàn cho người dân và tài sản Nhà nước. Đối với các công tình xây dựng thủy lợi nằm ven biển, đầm phá, sông hói thường chịu tác động mạnh của điều kiện thời tiết, nhất là trong thời điểm bão Noru đang chuẩn bị đổ bộ vào đất liền như hiện nay.

Tại công trình Dự án Cảng cá Tư Hiền kết hợp khu neo đậu tránh bão (Phú Lộc)  chủ đầu tư, đơn vị thi công đang gấp rút di dời, giằng néo, gia cố các hạng mục, vật tư công trình và chuẩn bị nhân lực, thiết bị để ứng phó mưa bão trong trường hợp xảy ra sự cố.

Ông Văn Viết Thành, Giám đốc Công ty CP Xây dựng thủy lợi Thừa Thiên Huế cho biết, trong giai đoạn hiện nay, đơn vị đã tổ chức thi công hoàn thành và giằng chống chắc chắn các mái che, kho bãi và nhà tạm điều hành. Tổ chức di dời hệ thống thiết bị lên những vị trí mặt bằng bãi đúc công trình để tránh ngập nước.

Đồng thời, công ty bố trí nhân lực trực ban, các thiết bị, máy móc như xe ben, máy đào, xe cẩu cùng cuốc, xẻng bố trí nằm gần ban chỉ huy công trình để có thể phản ứng nhanh trong điều kiện xảy ra sự cố do ảnh hưởng mưa bão. Chủ đầu tư cũng chỉ đạo các đơn vị thi công hoàn thành dứt điểm các vị trí, hạng mục có thể ảnh hưởng do mưa bảo nhằm giảm thiệt hại và đảm bảo an toàn cho công trình.

Ông Lê Văn Mẫn - Phó Trưởng phòng Kỹ thuật Ban QLDA Cảng cá Tư Hiền thông tin, lo nắng nhất hiện nay, khi có bão vào, mực nước biển dâng cao, đà sóng lớn có thể tác động mạnh vào chính diện các tuyến đê, bến cập tàu. Do vậy, không loại trừ trường hợp gây xói lở chân và lõi đê nếu thi công chưa hoàn thành. Tại vị trí bãi tiếp nhận vật chất nạo vét, trường hợp nước tập trung nhiều xuống khu vực này có nguy cơ tràn đê số 3 hạ lưu bể lắng lọc. Ngoài ra, hệ thống mái che nhà cá và cụm xử lý nước thải thi công dở dang, hệ thống đường dây điện hạ tầng cảng, kho bãi và nhà tạm điều hành có thể ảnh hưởng khi có bão xảy ra vượt tần suất.

Vậy nên, chủ đầu tư yêu cầu đơn vị thi công trước thời điểm mưa bão phải nạo vét luồng lạch đảm bảo thông suốt, đặc biệt đoạn từ cửa biển vào cảng và khu neo đậu. Sau mưa bão, phải tổ chức kiểm tra để tiếp tục khơi thông luồng lạch nếu có bồi lắp xảy ra. Theo dõi cao trình mực nước tại bãi tiếp nhận vật chất nạo vét, trường hợp nếu nước tập trung nhiều xuống khu vực này và có nguy cơ tràn đê số 3 hạ lưu thì kết hợp đắp tôn cao đê và mở lối thoát phù hợp để đảm bảo không tràn xuống hạ lưu ảnh hưởng đến môi trường. 

“Đối với các thiết bị, máy móc và vật tư từ 3 ngày trước, chủ đầu tư đã yêu cầu đơn vị thi công khẩn trương tổ chức di chuyển vào bờ trú ẩn an toàn và vị trí tránh trú bão ở cảng cá Tư Hiền nơi khu vực mặt bằng có địa hình cao không có nguy cơ sạt lở. Lập các điểm quan trắc trên các tuyến đê, bến cập tàu hạ tầng cảng để kiểm tra theo dõi chuyển vị ngang, chuyển vị đứng trong thời điểm mưa bão. Kinh phí xử lý trong và sau thiên tai, bão lũ (nếu có xảy ra), nhà thầu thi công thống kê thiệt hại và lập dự toán kinh phí, trường hợp kinh phí thiệt hại lớn hơn mức miễn thường của bảo hiểm sẽ tiến hành mời bảo hiểm đánh giá thiệt hại để bồi thường, nếu thiệt hại nhỏ thì nhà thầu tự khắc phục”, ông Mẫn cho biết thêm.

Công nhân tổ chức giằng néo kho tàng, lán trại công trình thi công ven biển

Tổ chức ứng trực xử lý sự cố

Không chỉ công trình kè ven biển, các dự án thiêu thoát lũ, chỉnh trang cảnh quan cũng đang triển khai nhiều giải pháp nhằm chủ động ứng phó bão Noru. Dự án Hệ thống tiêu thoát lũ hói Phổ Lợi- Mộc Hàn- Phú Khê (TP. Huế), hiện đang triển khai thi công, ông Nguyễn Bá Thanh, Đại diện đơn vị thi công là Công ty CP Xây lắp và Thương mại An Bảo cho biết, đơn vị đang đảm nhiệm thi công tuyến kè bờ hữu hói Phú Khê với tổng chiều dài kè tường bê tông hơn 199m. Đoạn này nằm sát nhà dân nên dễ xảy ra sạt lở làm ảnh hưởng đến các công trình trên tuyến.

Do vậy, khi nhận thông tin về dự báo bão Noru, đơn vị đã cho tạm dừng thi công và tiến hành khóa đầu, đuôi đoạn kè đã thi công, tránh xảy ra sạt lở. Tương tự tuyến kè bờ tả sông Phổ Lợi, nhà thầu cũng triển khai các giải pháp ứng phó sạt lở từ dòng chảy của sông làm ảnh hưởng đến tuyến đường đi lại của người dân.

Ông Đặng Ngọc Quốc An, Trưởng phòng Kỹ thuật Ban QLDA Đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT tỉnh khẳng định, trước ảnh hưởng của bão Noru như hiện nay, chủ đầu tư yêu cầu đơn vị thi công trong trường hợp đối với các điểm xảy ra xói lở cục bộ thì huy động lực lượng tại chỗ, sử dụng các vật liệu như rọ đá, vải lọc, đá học…triển khai gia cố nhằm đảm bảo tính ổn định của công trình.

Trước thời điểm mưa bão triển khai giằng chống kho bãi, lán trại bố trí bãi tập kết vật tư dự phòng ở những vị trí cao để cơ động sử dụng và tránh thiệt hại. Chủ đầu tư và đơn vị thi công bố trí lãnh đạo và kỹ thuật tổ chức ứng trực công trình vào thời điểm mưa lũ để phối hợp xử lý tình huống khi có sự cố xảy ra.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

 

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an toàn khi đi rừng mùa mưa bão

Việc người dân ở các xã miền núi có thói quen vào rừng lấy mật ong, măng rừng, chăm sóc gia súc...giữa mùa mưa tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Đã có một số trường hợp bị mắc kẹt trong rừng, may mắn được lực lượng chức năng ứng cứu.

Đảm bảo an toàn khi đi rừng mùa mưa bão
Tràn ra đường vẫy khách gây mất an toàn giao thông

Trên nhiều tuyến đường của thành phố Huế như Bà Triệu, Trịnh Công Sơn... tình trạng các nhân viên quán nhậu tràn ra đường để chặn đầu xe, chèo kéo khách xảy ra thường xuyên, gây mất an toàn giao thông, gây nguy hiểm cho người đi đường.

Tràn ra đường vẫy khách gây mất an toàn giao thông
Ngày 28/11, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ ở Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi, miền bắc trời rét

Trong 24 giờ qua (từ 1 giờ ngày 27/11 đến 1 giờ ngày 28/11), khu vực tỉnh Hà Tĩnh và các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to như: Cẩm Yên 112,2mm (Hà Tĩnh); Hồ Troóc Trâu 180mm (Quảng Bình); Bạch Mã 159,8mm (Thừa Thiên Huế); Trà Dơn 122,8mm (Quảng Nam); Trà Thanh 121,4mm (Quảng Ngãi); ...

Ngày 28 11, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ ở Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi, miền bắc trời rét

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top