ClockThứ Bảy, 24/07/2021 15:20

Để không “cháy” đất san nền

TTH - Để đáp ứng nhu cầu đất làm vật liệu san lấp từ nay đến năm 2030, UBND tỉnh đã cấp phép khai thác khoáng sản đất tại 18 mỏ đang hoạt động với tổng diện tích 124,53ha, trữ lượng khai thác 10 triệu m3/năm đủ cung cấp cho các công trình giao thông trọng điểm, tái định cư (TĐC), sân bay… với nhu cầu khoảng 7 triệu m3/năm.

Tăng nguồn cung đất san lấpGỡ “điểm ngẽn” đất san lấp

Tổng khối lượng đất đắp cho DA cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua địa phận tỉnh khoảng 2,3 triệu m3

Kịp thời tăng nguồn cung

Ông Võ Văn Nhật - Chỉ huy trưởng gói thầu số 14, dự án (DA) đường Phú Mỹ - Thuận An cho biết, việc thiếu vật liệu san lấp và khó khăn trong việc lựa chọn vật liệu san lấp phù hợp với từng giai đoạn thi công khiến công trình gặp áp lực về tiến độ, trong khi mùa mưa bão đang đến gần.

Tháo gỡ “điểm nghẽn” đất san nền, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tham mưu UBND tỉnh trong tìm nguồn đất cho công trình giao thông thông qua bổ sung quy hoạch một số khu vực đất làm vật liệu san lấp như ở đồi Động Đá (Phong Điền), đất ở thôn 4 (Hương Thủy).

Ngoài ra, UBND tỉnh cho phép 3 mỏ đất đã được cấp phép khai thác tăng công suất (mỏ đất Phường Hóp của Công ty CP Lâm nghiệp 1-5, mỏ đất đồi Khe Quan của Công ty TNHH XD Đồng Tâm, mỏ đất đồi Tróc Voi của Công ty TNHH Hoàng Ngọc).

Tại DA Chương trình phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh) – tiểu DA Thừa Thiên Huế, gói thầu số 25 gồm: Công viên, cây xanh quảng trường khu hành chính tỉnh do Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC thi công tại khu vực KĐTM An Vân Dương cũng đối diện tình trạng “khát” đất san lấp.

Nâng công suất mỏ đất, tăng cường cấp mới, cung ứng nguồn vật liệu san lấp cho các công trình trọng điểm

Từ cuối năm 2020, Ban Quản lý DA đầu tư xây dựng Chương trình phát triển các đô thị loại II đã chấp thuận 6 mỏ đất do nhà thầu đệ trình, bao gồm mỏ đất của Công ty CP Đầu tư và Phát triển thương mại Trường Sơn, Công ty Lâm nghiệp 1-5, Công ty TNHH Phú Bài, Công ty TNHH MTV Duy Thái, Công ty TNHH MTV Hoàng Ngọc, Công ty TNHH XD Đồng Tâm. Thời điểm hiện tại, UBND tỉnh cũng đã cấp thêm mỏ đất và tăng trữ lượng khai thác cho các mỏ để cung cấp cho công trình.

Liên quan đến DA đường cao tốc Cam Lộ - La Sơn, theo báo cáo của Ban Quản lý DA đường Hồ Chí Minh, tổng khối lượng đất đắp cho đoạn qua địa phận tỉnh khoảng 2,3 triệu m3. Trong đó, gói thầu số 5, 6 phía bắc huyện Phong Điền cần khoảng 1,9 triệu m3; gói thầu 7 thuộc thị xã Hương Trà cần khoảng 0,4 triệu m3; thời gian cần cung ứng để thi công theo tiến độ chung đến tháng 7/2021.

Ông Nguyễn Vũ Quý, Quyền Giám đốc Ban Quản lý DA đường Hồ Chí Minh thông tin, UBND tỉnh tiếp tục tổ chức đấu giá 9 mỏ đất làm vật liệu san lấp với tổng trữ lượng khoảng 7,7 triệu m3 và đã cấp 7 giấy phép thăm dò khoáng sản (trong đó có 2 mỏ đã được phê duyệt trữ lượng và đang tiến hành thực hiện các thủ tục để được cấp giấy phép khai thác). Đồng thời, để kịp thời đảm bảo nguồn nguyên liệu cho 3 DA trọng điểm đang triển khai trên địa bàn tỉnh, trong đó, có DA cao tốc Bắc – Nam, UBND tỉnh đã cho phép 3 mỏ đất được điều chỉnh nâng công suất và đồng ý chủ trương cấp phép cho 5 khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản đất làm vật liệu san lấp, thời gian bắt đấu khai thác từ tháng 4/2021. Như vậy, so với nhu cầu DA và nguồn cung tại các mỏ đã được UBND tỉnh cấp phép, khối lượng đất đắp cơ bản đáp ứng nhu cầu DA cao tốc Cam Lộ - La Sơn.

Đẩy nhanh tiến độ cấp mỏ

Sở TN&MT vừa có báo cáo gửi UBND tỉnh thông tin quy hoạch khoáng sản đất làm vật liệu san lấp, tiến độ đang thực hiện thủ tục cấp phép thăm dò, khai thác đất để phục vụ các DA trọng điểm đang triển khai trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường cấp mỏ, đảm bảo nguồn cung đất san lấp cho DA cao tốc Cam Lộ - La Sơn qua địa phận tỉnh

Theo Sở TN&MT, khoáng sản đất làm vật liệu san lấp đã được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác tại Quyết định số 1918/QĐ-UBND ngày 24/8/2017 và theo sự cấp thiết về nhu cầu đất làm vật liệu san lấp, UBND tỉnh đã ban hành một số quyết định quy hoạch bổ sung.

Theo đó, hiện nay trên địa bàn tỉnh có tổng cộng 41 khu vực quy hoạch thăm dò, khai thác đất làm vật liệu san lấp với diện tích 864,5ha; trữ lượng tài nguyên dự báo gần 62 triệu m3. Nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu phục vụ thi công chung cho các DA trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh đã cấp phép 18 mỏ đất làm vật liệu san lấp với tổng diện tích 124,53ha, trữ lượng là hơn 9,7 triệu m3, công suất khai thác là 2,3 triệu m3/năm.

Tại địa bàn Phong Điền, Hương Thủy hiện có 10 mỏ đang hoạt động khai thác với tổng công suất gần 2 triệu m3/năm. Một số mỏ có thể kể đến như  khu vực Phường Hóp, xã Phong An đã cấp cho Công ty CP Lâm nghiệp 1-5; mỏ đất khu vực đồi Kiền Kiền, xã Phong Thu đã cấp cho Công ty CP TVXD TM DV Nhật Thu; mỏ đất khu vực đồi Vũng Nhựa, thị trấn Phong Điền đã cấp cho Công ty TNHH Trường Thịnh; đất Trốc Voi, phường Thuỷ Phương đã cấp cho Công ty TNHH Hoàng Ngọc; đất núi Gích Dương 1, xã Thuỷ Phù đã cấp cho Công ty TNHH Phú Bài; đất khu vực núi Gích Dương 2, xã Thủy Phù đã cấp cho HTX NN Thủy Phù...

Ngoài 18 mỏ đang hoạt động khai thác đất làm vật liệu san lấp được cấp phép còn có 8 vị trí mỏ đã được cấp phép khai thác khoáng sản đi kèm là đất tầng phủ của khoáng sản chính, với tổng khối lượng đất san lấp hàng năm khoảng 500.000m3. Tuy nhiên, thời hạn không dài, khối lượng đất phát sinh không cố định do việc bóc tầng phủ của mỏ theo hồ sơ thiết kế mỏ.

Theo kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền UBND tỉnh và theo nhiệm vụ được giao, vừa qua, Sở TN&MT đã phối hợp với trung tâm đấu giá tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Trong đó, đã tổ chức đấu giá thành công 9 vị trí quy hoạch thăm dò, khai thác đất làm vật liệu san lấp.

Ông Nguyễn Mạnh Đại Lân, Trưởng phòng Quản lý Tài nguyên - Sở TN&MT cho biết, nhằm đảm bảo nhu cầu nguồn vật liệu san lấp phục vụ kịp thời các DA trọng điểm đang triển khai trên địa bàn tỉnh, đơn vị đã đề xuất UBND tỉnh quan tâm, sớm xem xét giải quyết các thủ tục đã trình tỉnh về một số hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thăm dò đất làm vật liệu san lấp tại một số địa phương. Đồng thời, cho phép đẩy nhanh đấu giá quyền khai thác khoáng sản đất làm vật liệu san lấp tại các vị trí chưa thực hiện đấu giá đã được UBND tỉnh ban hành quy hoạch thăm dò, khai thác tại Quyết định số 1918/QĐ-UBND ngày 24/8/2017.

Đối với các vị trí đất san lấp đã được quy hoạch nằm trong địa bàn Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh khẩn trương tổ chức đấu giá quyền khai thác các mỏ đất đã được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch theo đúng quy định để cung ứng kịp thời các DA có nhu cầu đất san lấp trong phạm vi khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô.

Bài, ảnh: HÀ NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dự án Khu nhà ở Tam Thai: Rà soát, tham mưu UBND tỉnh phương án xử lý

Trong 5 kiến nghị mà kết luận Thanh tra tỉnh chỉ ra và yêu cầu Công ty CP Xây lắp Thừa Thiên Huế - chủ đầu tư Dự án (DA) Khu nhà ở Tam Thai và các đơn vị liên quan tiến hành khắc phục, đến nay mới chỉ thực hiện xong 1 kiến nghị. Hiện nay, UBND tỉnh đang chỉ đạo Sở Xây dựng rà soát DA, tham mưu xử lý theo quy định của pháp luật.

Dự án Khu nhà ở Tam Thai Rà soát, tham mưu UBND tỉnh phương án xử lý
Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải thiện môi trường nước TP. Huế

Để đảm bảo Dự án (DA) Cải thiện môi trường nước TP. Huế được thực hiện đầy đủ các hạng mục theo quy mô đầu tư được duyệt, hoàn thành tất cả mục tiêu đề ra, nâng cao hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn vay, UBND tỉnh đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư DA với thời gian thực hiện đến ngày 31/12/2025.

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải thiện môi trường nước TP Huế
Hoàn thiện hạ tầng, sắp xếp trụ sở 2 quận sau khi thành lập

Ngày 30/11/2024, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết (NQ) thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương và NQ thành lập 2 quận Phú Xuân và Thuận Hóa thuộc TP. Huế. Để triển khai các NQ trên, UBND TP. Huế đã và đang hoàn thiện hạ tầng, sắp xếp trụ sở làm việc cũng như bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức… sẵn sàng cho việc vận hành bộ máy hành chính mới vào đầu năm 2025.

Hoàn thiện hạ tầng, sắp xếp trụ sở 2 quận sau khi thành lập
Tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Trần Hồng Hà; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Hội nghị được truyền trực tuyến tới 27 tỉnh, thành phố có các dự án điện năng lượng tái tạo.

Tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo
Return to top