ClockThứ Năm, 23/02/2023 09:21

Đến năm 2030 sẽ xây mới 16 tuyến đường sắt với chiều dài hơn 4.800km

Ngoài việc nâng cấp các tuyến đường sắt hiện hữu, Chính phủ cũng sẽ đầu tư xây mới để mở rộng mạng lưới đường sắt nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải.

Khảo sát dự án tuyến đường giao thông kết nối liên vùngĐường sắt bố trí 400 tỷ đồng lắp thiết bị tín hiệu tại 270 đường ngangNgành đường sắt áp dụng nhiều chương trình giảm giá vé tàu Thống Nhất

Đến năm 2030 sẽ xây dựng mới 16 tuyến đường sắt với tổng chiều dài khoảng 4.802km. Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+

Theo thông tin từ Bộ Giao thông Vận tải, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, hội nhập quốc tế, đảm bảo an ninh quốc phòng, Đại hội Đảng lần thứ XIII có chủ trương phát triển hệ thống đường sắt và được Chính phủ cụ thể hóa trong quy hoạch mạng lưới đường sắt, trong đó đến năm 2030 sẽ xây dựng mới 16 tuyến đường sắt quốc gia với tổng chiều dài khoảng 4.802km.

Cụ thể, về đường sắt quốc gia, Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1769/QĐ-TTg nêu rõ sẽ nâng cấp, cải tạo để khai thác có hiệu quả 7 tuyến đường sắt hiện có (chiều dài 2.440km).

Ngoài ra, Chính phủ cũng sẽ đầu tư xây mới để mở rộng mạng lưới đường sắt (đến năm 2030, xây dựng mới 16 tuyến đường sắt với tổng chiều dài khoảng 4.802km; đến năm 2050, xây dựng mới 25 tuyến đường sắt với tổng chiều dài khoảng 6.354km).

Với đường sắt đô thị, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành liên quan phối hợp Thành phố Hồ Chí Minh, với  Hà Nội đẩy nhanh tiến độ triển khai đầu tư xây dựng các dự án theo quy hoạch được phê duyệt nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải tại công cộng các thành phố này với mục tiêu đến năm 2030. Các địa phương khác, cũng đang triển nghiên cứu đề xuất mạng lưới đường sắt đô thị trong quy hoạch tỉnh.

Về đường sắt chuyên dùng, theo Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 sẽ tiếp tục duy trì, cải tạo, mở rộng các ga có kết nối đường sắt chuyên dùng, đáp ứng nhu cầu vận tải.

“Như vậy, sau khi mạng lưới đường sắt được đầu tư hoàn chỉnh theo quy hoạch sẽ kết nối các vùng, hành lang kinh tế chiến lược, trung tâm đô thị, cảng biển cửa ngõ quốc tế, cửa khẩu quốc tế, sân bay quốc tế, đầu mối giao thông lớn… của cả nước,” lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải khẳng định.

Bộ Giao thông Vận tải cũng chỉ ra thế mạnh của giao thông vận tải đường sắt với ưu thế là loại hình vận tải chiếm dụng ít đất đai, ít tác động đến môi trường; vận chuyển hành khách, hàng hóa khối lượng lớn, tốc độ nhanh, an toàn, chi phí tương đối thấp, ít bị ảnh hưởng của thời tiết khí hậu… phù hợp với hành lang, đầu mối giao thông có nhu cầu vận tải lớn nên mang lại lợi ích kinh tế rất lớn cho nền kinh tế cả nói chung và khu vực có tuyến đường sắt đi qua nói riêng.

Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải thừa nhận kinh phí đầu tư đường sắt rất lớn, nguồn lực ngân sách Nhà nước còn hạn chế, hiệu quả tài chính đầu tư đường sắt thấp nên khó thu hút vốn từ xã hội hóa.

Do đó, để sớm mở rộng và hiện đại hóa mạng lưới đường sắt nước ta theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, Bộ Giao thông Vận tải rất mong được sự quan tâm, ủng hộ và phối hợp các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân các tỉnh, thành trong quá trình lập quy hoạch tỉnh, nghiên cứu quy hoạch khu đô thị, khu công nghiệp, cảng biển, cảng cạn, trung tâm logistics,… gắn kết với các khu ga để phát huy hiệu quả, tạo nguồn lực đầu tư phát triển đường sắt; để dành quỹ đất, giải phóng mặt bằng, đảm bảo trật tự an toàn giao thông và sử dụng dịch vụ đường sắt.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Không có bằng lái, sử dụng ma túy, điều khiển ô tô gây tai nạn làm 5 người chết, bị thương

Sau thời gian dài nghị án, Tòa án Nhân dân tỉnh đã tuyên án phiên tòa sơ thẩm xét xử các bị cáo Phạm Văn Quang về tội “Vi phạm quy định khi tham gia giao thông đường bộ” và “Cố ý gây thương tích”, Ngô Đức Thường (cùng SN 1994, cùng trú phường Phú Thượng, TP. Huế) về tội “Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ”.

Không có bằng lái, sử dụng ma túy, điều khiển ô tô gây tai nạn làm 5 người chết, bị thương
Hoàn thiện hạ tầng, đảm bảo an toàn giao thông

Cùng với các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông, trật tự đô thị (ATGT - TTĐT), TP. Huế đã và đang đầu tư các dự án chỉnh trang, mở rộng các tuyến đường, đồng thời khắc phục các “điểm đen”, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông (TNGT) tại các tuyến đường nhằm giảm thiểu tình trạng kẹt xe, ách tắc giao thông trên địa bàn thành phố.

Hoàn thiện hạ tầng, đảm bảo an toàn giao thông
Tăng cường quản lý thông minh, nghiên cứu nhân rộng mô hình "Tỉnh an toàn giao thông"

Sáng 22/9, tại Trung tâm Thông tin chỉ huy-Công an tỉnh Bắc Ninh, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị sơ kết 1 năm “Tỉnh an toàn giao thông” do Đảng ủy Công an Trung ương phối hợp Tỉnh ủy Bắc Ninh tổ chức. Cùng dự có lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương; Công an 12 tỉnh, thành phố phía bắc.

Tăng cường quản lý thông minh, nghiên cứu nhân rộng mô hình Tỉnh an toàn giao thông
Nâng cao nhận thức về an toàn giao thông

Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục pháp luật giao thông, ý thức chấp hành các quy định về Luật Giao thông đường bộ (GTĐB) của người dân huyện Nam Đông không ngừng được nâng lên.

Nâng cao nhận thức về an toàn giao thông

TIN MỚI

Return to top