ClockThứ Hai, 12/09/2022 09:31

Giá dịch vụ vận tải nhờ giá xăng ‘hạ nhiệt’

Từ đầu năm đến nay, sau khi trải qua nhiều lần điều chỉnh giảm nhiều hơn tăng, giá xăng Ron 95 và E5 Ron 92 đã giảm về mức tương đương đầu tháng 1/2022. Nhờ vậy, giá dịch vụ vận tải đã có xu hướng “hạ nhiệt”.

Cước phí vận tải & giá xăng, dầuBộ GTVT yêu cầu rà soát, kê khai và điều chỉnh giá cước vận tảiNhiều doanh nghiệp vận tải "rục rịch" tăng giá cước

Người dân mong chờ giá dịch vụ vận tải giảm theo giá xăng, dầu. Ảnh: Mạnh Linh/TTXVN

Hiện giá dầu diesel lên 25.180 đồng/lít; dầu hỏa lên 25.440 đồng/lít. Trong khi giá xăng E5 Ron 92 là 23.350 đồng/lít và xăng Ron 95 là 24.230 đồng/lít.

Theo Bộ Tài chính, hiện nhiều các hãng taxi (khoảng 59,57% các đơn vị) sau khi kê khai tăng giá đã giảm hoặc kê khai giảm giá (từ 800 đến 1.000 đồng/km) tương đương từ 6 - 12%; 42,6% đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định cũng giảm cước khoảng từ 5,26 -14,7%.

Trước diễn biến giảm giá xăng dầu, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã có các công văn chỉ đạo cơ quan, đơn vị rà soát và hoàn thiện hệ thống các quy định về quản lý giá thuộc thẩm quyền, tăng cường kiểm tra, giám sát về việc kê khai, niêm yết giá và việc bán vé đúng giá niêm yết đối với các đơn vị kinh doanh vận tải. Các Sở GTVT đã có văn bản đôn đốc, chỉ đạo đơn vị vận tải giảm giá cước khi giá nhiên liệu liên tục điều chỉnh giảm.

Đối với lĩnh vực vận tải đường bộ, theo báo cáo nhanh của một số sở GTVT, đến thời điểm hiện tại đa số các hãng taxi (khoảng 59,57% các đơn vị) sau khi kê khai tăng giá đã giảm hoặc đã thực hiện kê khai giảm giá (từ 800 đến 1.000 đ/km) tương đương từ 6% đến 12%; khoảng 42,6% đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định cũng giảm khoảng 5,26% đến 14,7%. Các loại hình vận tải du lịch, hợp đồng giảm theo thỏa thuận khi ký kết hợp đồng vận chuyển giá tăng giảm theo từng thời điểm.

Đối với vận tải hành khách bằng đường sắt, sản lượng vận tải hành khách đang ở mức thấp kỷ lục nên ngành đường sắt đang phải thực hiện nhiều chính sách giảm giá vé để thu hút hành khách đi tàu. Đối với vận tải hàng hóa, Công ty CP vận tải đường sắt Hà Nội đã điều chỉnh giảm 5% giá cước vận chuyển hàng hóa, trong đó giảm 3% giá cước tứ 15/7/2021và giảm 2% từ ngày 5/8/2022.

Đối với lĩnh vực vận tải hàng không, thời gian qua, các hãng hàng không đã có kiến nghị về điều chỉnh mức tối đa khung giá dịch vụ vận tải nhưng chưa được xem xét điều chỉnh. Do giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa được thực hiện theo cơ chế giá vé linh hoạt nên các hãng hàng không vẫn có thể chủ động điều chỉnh các mức giá và tỷ lệ bán vé tương ứng với từng mức giá để giảm thiểu tác động về chi phí do biến động giá nhiên liệu.

Theo Bộ Tài chính, đối với lĩnh vực vận tải hàng hải, giá cước vận tải biển quốc tế bắt đầu gia tăng trên toàn thế giới từ cuối năm 2020 do biến động của COVID-19 tác động đến chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là tuyến vận tải đi Châu Âu và Châu Mỹ. Giá cước đạt đỉnh cao nhất vào tháng 9/2021 và giảm dần, đến nay mức giá giảm khoảng 40% so với thời kỳ đỉnh điểm và vẫn đang có xu hướng giảm.

Đối với lĩnh vực vận tải hàng không, thời gian qua, các hãng hàng không đã có kiến nghị về điều chỉnh mức tối đa khung giá dịch vụ vận tải, nhưng hiện vẫn chưa được xem xét điều chỉnh.

Sau khi trích quỹ Bình ổn xăng dầu, giá bán lẻ xăng dầu trong nước ngày 9/9 cụ thể như sau: Xăng E5 Ron 92 về 23.350 đồng (giảm 370 đồng), xăng RON 95-III là 24.230 đồng (giảm 430 đồng) một lít; dầu diesel 25.180 đồng một lít, sau khi tăng 1.430 đồng. Dầu hỏa có mức giá mới là 25.440 đồng, tăng 1.390 đồng, dầu mazut có giá 16.079 đồng/kg, giảm 470 đồng/kg.

Tính từ đầu năm đến nay, giá mặt hàng dầu đã trải qua 23 lần điều chỉnh, trong đó có 15 lần tăng, 8 lần giảm. Đối với thị trường trong nước, theo lãnh đạo một doanh nghiệp phân phối xăng dầu, dự báo giá cơ sở ngày 12/9 có nhiều diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, giá xăng cơ sở tham chiếu tại thị trường Singapore đang dương, chính vì vậy, rất có thể kỳ điều chỉnh tới giá xăng dầu sẽ giảm.

Theo Báo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Siết chặt quản lý phương tiện vận tải

Siết chặt quản lý phương tiện vận tải là một trong những giải pháp quan trọng của ngành chức năng, nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông (TTATGT), tạo môi trường kinh doanh vận tải (KDVT) lành mạnh.

Siết chặt quản lý phương tiện vận tải
Nguy cơ tai nạn giao thông từ xe kéo đẩy, xe tự chế

Xe không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, xe ba, bốn bánh tự chế, xe mô tô, gắn máy kéo theo xe khác, vật khác luôn là nỗi ám ảnh của người đi đường khi tiềm ẩn nhiều nguy hiểm trong quá trình tham gia giao thông.

Nguy cơ tai nạn giao thông từ xe kéo đẩy, xe tự chế

TIN MỚI

Return to top