ClockThứ Ba, 16/08/2022 06:30
DỰ ÁN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ LOẠI II (ĐÔ THỊ XANH):

Giải phóng mặt bằng “nhỏ giọt”

TTH - Khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) và quỹ đất tái định cư (TĐC) đang là “trở lực” đối với Dự án Chương trình phát triển đô thị loại II (đô thị xanh) - tiểu dự án Thừa Thiên Huế. Chủ đầu tư phối hợp cùng các địa phương từng bước tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ nhiều hạng mục nhằm đảm bảo tiến độ chung của dự án.

Tháo gỡ khó khăn đảm bảo tiến độ dự ánPhát triển các đô thị xanhHoàn thành giải phóng mặt bằng trong năm 2021

Cầu bắc qua sông Như Ý đang triển khai thi công

Dự án Chương trình phát triển đô thị loại II (đô thị xanh) - tiểu dự án Thừa Thiên Huế (gọi tắt DA), bao gồm 10 gói thầu xây lắp, đến nay chủ đầu tư đã hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu 10 gói thầu, trong đó có 1 gói đã đưa vào sử dụng từ năm 2021. Những gói thầu còn lại đang triển khai thi công đồng loạt cả phía bắc và nam TP. Huế với 54 công trình. Tuy nhiên, mới chỉ có 4 công trình có mặt bằng. Tiến độ GPMB chưa đáp ứng được tiến độ thi công công trình, ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch giải ngân vốn được giao năm 2022.

Tại gói thầu số 24 gồm xây dựng hệ thống thoát nước vỉa hè 4 phường nội thành; nạo vét và kè hồ kinh thành; chỉnh trang và xây dựng dọc bờ sông Đông Ba, với giá trị hợp đồng hơn 204 tỷ đồng, tiến độ thi công tính đến nay đạt hơn 56 tỷ đồng, chiếm hơn 29% giá trị xây lắp. Hiện gói thầu này đang triển khai thi công 12/16 tuyến, xây dựng 4 hồ (Phong Trạch, Cây Mưng, Tiền Bảo và Vuông) và kè sông Đông Ba. Tuy nhiên, công tác GPMB ở phạm vi gói thầu này đang còn nhiều vướng mắc.

Cụ thể, theo Ban QLDA, số hộ, tổ chức bị ảnh hưởng thi công hệ thống thoát nước khu vực 4 phường nội thành là 1.345. Hiện vẫn còn 30 hồ sơ Trung tâm Phát triển quỹ đất TP. Huế (TTPTQĐ) vẫn chưa hoàn thành công tác kiểm kê các hộ này. Đã có phê duyệt phương án bồi thường GPMB của đường Đinh Công Tráng đợt 1 với chi phí bồi thường hơn 458 triệu đồng. Đã trình xác minh nguồn gốc sử dụng đất đợt 1 với 913/1.345 hộ, địa phương cũng đã xác minh hoàn thành 492/913 hồ sơ. Ngoài ra, TTPTQĐ đã niêm yết giá công khai phương án bồi thường của tuyến đường Thạch Hãn, Nguyễn Chí Diểu, Tôn Thất Thiệp.

Hạng mục xây dựng kè An Cựu thuộc dự án đã hoàn thành

Ông Trương Văn Trường Sơn, Trưởng phòng Kế hoạch - Kỹ thuật Ban QLDA thông tin, hiện tại công tác GPMB “căng” nhất là gói thầu số 24. Hiện chủ đầu tư đã hoàn thiện công tác lập kết quả đo đạc từng thửa đất phục vụ công việc xác minh, thẩm định nguồn gốc đất. Dù hiện nay còn 62 kết quả đo đạc đã hoàn thành đo vẽ, nhưng người dân chưa xác nhận do điều chỉnh diện tích thửa đất và vắng chủ không có tại địa phương để kiểm kê. Bên cạnh đó, hiện một số tuyến đường dọc bờ thành một bên vẫn còn vướng mặt bằng đối với các hộ thuộc DA di dời dân cư, GPMB khu vực I di tích Kinh thành Huế.

Ông Võ Văn Việt, Giám đốc Ban QLDA cho rằng, khó khăn nữa trong công tác GPMB hiện nay là di dời hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi thực hiện các hạng mục dự án. Theo ý kiến của Sở GTVT, tất cả các trường hợp cấp phép thi công, các công trình hạ tầng kỹ thuật nằm trong đất dành cho đường bộ, hành lang an toàn đường bộ mà đơn vị này quản lý, các chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đều có cam kết phối hợp, tự di dời mà không đòi hỏi đền bù khi tiến hành mở rộng đường, nâng cấp hệ thống giao thông đường bộ. Tuy nhiên, Ban QLDA đã làm việc và đề nghị các đơn vị quản lý hạ tầng tự dời nhưng các đơn vị này đang đề xuất được bố trí kinh phí để thực hiện.

Hiện nay đơn giá đền bù cây trồng vẫn chưa được phê duyệt dẫn đến việc chưa thực hiện công tác niêm yết công khai công tác bồi thường về cây trồng. Việc xác minh tình trạng cư trú để xét TĐC của một số địa phương còn chậm. Một số hộ dân chưa nhận tiền bồi thường GPMB hoặc đã nhận tiền mà vẫn chưa tháo dỡ, di dời tài sản ra khỏi phạm vi GPMB, ảnh hưởng đến GPMB của các gói thầu.

Ngoài ra, khu quy hoạch TĐC1 và khu dân cư xen ghép với tổng 57 lô dùng để bố trí di dời, TĐC cho các hạng mục thuộc DA hiện nay hạ tầng các khu TĐC vẫn chưa hoàn thiện. Ban QLDA đã tiến hành khảo sát thực địa và nhận thấy các khu đất này chưa đủ điều kiện bàn giao cho tổ chức thực hiện bồi thường, GPMB. Do vậy đã đề xuất các chủ đầu tư sớm hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật các khu này.

Khu xen ghép TĐC5 và khu CTR13 hiện nay còn 58 lô đủ điều kiện bàn giao phục vụ TĐC hạng mục DA, trong đó có 36 lô thuộc địa phận TP. Huế, 22 lô thuộc thị xã Hương Thủy, trong khi các hộ dân thuộc diện TĐC đều thuộc địa phận TP. Huế dẫn đến khó khăn cho việc đề xuất bố trí TĐC nơi đến cho các hộ dân này.

Theo Ban QLDA để giải quyết, tháo gỡ những vướng mắc trong công tác GPMB, quỹ đất khu TĐC, đơn vị này đã đề xuất Ban chỉ đạo công tác GPMB tại các địa phương có công trình đang triển khai thi công, tăng cường công tác vận động, tuyên truyền người người dân sớm tháo dỡ tài sản khi đã được hỗ trợ bồi thường, bàn giao mặt bằng tạo điều kiện cho đơn vị thi công thực hiện DA đúng tiến độ. Đề xuất UBND tỉnh sớm phê duyệt đơn giá cây trồng để có cơ sở áp giá niêm yết phương án bồi thường đối với các hồ sơ đã được thẩm định nguồn gốc sử dụng đất và chỉ đạo các đơn vị sớm di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật do mình quản lý và bàn giao cho chủ đầu tư DA.

UBND tỉnh cũng yêu cầu Ban QLDA, các địa phương, sở, ngành phải nỗ lực hơn trong công tác GPMB, khẩn trương hoàn thành các nhiệm vụ. UBND TP. Huế tập trung chỉ đạo công tác giải GPMB dự án, yêu cầu các phòng, ban, đơn vị trực thuộc thực hiện tốt công tác phối hợp, thống nhất giải quyết hồ sơ thủ tục bồi thường GPMB. 

DA Chương trình phát triển đô thị loại II (đô thị xanh) - tiểu dự án Thừa Thiên Huế có tổng mức đầu tư 1.700 tỷ đồng, trong đó vốn đối ứng từ ngân sách địa phương gần 264 tỷ đồng, còn lại vay từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Theo Ban QLDA, lũy kế vốn đến nay đạt hơn 862 tỷ đồng, nguồn vốn bố trí năm 2022 hơn 566 tỷ đồng. Giải ngân đến nay hơn 390 tỷ đồng (tương đương 45,3%), nguồn vốn giải ngân năm 2022 94,5 tỷ đồng, đạt 16,7%. Dự kiến giải ngân đến 30/9 đạt hơn 210 tỷ đồng và đến 31/12 gần 329 tỷ đồng.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững
Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa

Chiều 25/4, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa

TIN MỚI

Return to top