ClockThứ Tư, 03/08/2022 08:56

Giải quyết ùn tắc giao thông nội đô

TTH - Nhiều tuyến đường, nút giao thông dù đã có giải pháp làm giảm ùn tắc nhưng hiện nay vẫn chưa được cải thiện. Đáng nói khi cơ sở hạ tầng giao thông còn hạn chế thì mỗi người dân cần nâng cao ý thức khi lưu thông trên đường ở TP. Huế.

Tai nạn giao thông chưa giảmNỗ lực đảm bảo an toàn giao thông

TP. Huế triển khai lắp đặt thêm các đèn, biển báo cảnh giới đảm bảo ATGT ở các giao lộ nội đô

Ý thức chưa cao

Từ lâu việc dừng đỗ, đi xe vượt đèn đỏ, chạy ngược chiều, lấn làn gây nên ùn tắc giao thông trên nhiều tuyền đường ở TP. Huế đã được truyền thông phản ánh. Những hành vi trên chưa mấy cải thiện, khiến đường sá trở nên lộn xộn và ùn tắc nghiêm trọng hơn.

Tuyến đường Phạm Hồng Thái với điểm đầu nối đường Lê Lợi và điểm cuối giao với đường Hà Nội dài khoảng 500m được xem "huyết mạch" vì người, phương tiện giao thông qua lại đông. Do mặt đường hẹp, tình trạng ô tô đỗ lấn chiếm nên vào buổi sáng hay chiều là diễn ra cảnh người, xe chen chúc qua lại, cản trở giao thông. Khi ùn tắc, ô tô lớn nhỏ lưu thông chẳng theo làn đường quy định. Từ đó, dòng xe máy bị chặn lại phía sau làm cho nạn kẹt xe nghiêm trọng hơn.

Đường Phan Chu Trinh - một tuyến chính nằm trung tâm TP. Huế kết nối liên phường hiện nay trở nên quá tải. Tuyến này đi qua các điểm giao cắt, nơi tập trung nhiều hàng quán, kinh doanh mua bán sầm uất nên người, phương qua lại đông. Vào giờ tan tầm người, xe kết nối, phương tiện nhích từng tí khá ngột ngạt. Không ít lần lực lượng chức năng chốt trực để điều tiết, phân luồng hàng giờ để giải phóng ùn tắc giao thông nhưng đây chỉ là giải pháp tạm thời.

Chị Lê Thị Huyền (P. Trường An, TP. Huế) chia sẻ, nhiều tuyến đường, nút giao giữa Phan Chu Trinh, Điện Biên Phủ, Trần Phú... vốn hẹp, gần đây, nhiều ô tô dừng đỗ trong khu vực nên áp lực giao thông trên các tuyến này tăng cao. Bên các tuyến này có nhiều quán sá hàng ăn, cà phê nên nhiều người, phương tiện đến dừng đỗ xe làm cho đường vốn hẹp lại càng hẹp hơn. Có những thời điểm, ô tô dừng xếp hàng dài giữa điểm cầu An Cựu đến cầu Kho Rèn hay điểm giữa hai cầu Nam Giao và cầu Ga.

Nhiều người sống ở khu vực này cho rằng, ô tô cá nhân đỗ hàng dài, xe máy phải len lỏi, chen chúc qua những đoạn đường hẹp. Chỉ cần sự cố như va chạm giao thông, trời mưa là dễ dẫn đến ùn tắc làm ảnh hưởng lớn đến đời sống, công việc, phát triển kinh tế.

Giao điểm trên đường Phan Chu Trinh thường diễn ra ùn tắc, lộn xộn vào giờ cao điểm

Giải pháp đồng bộ

Thời gian qua, toàn tỉnh đã có nhiều biện pháp nhằm giải quyết kẹt xe như: triển khai xây dựng các cầu vượt, hầm chui, mở rộng tiểu đảo, điều chỉnh lại hệ thống đèn tín hiệu giao thông…, nhưng đến một lúc nào đó, các giải pháp này tiếp tục quá tải trước nhu cầu đi lại của người dân hiện nay. Vấn nạn kẹt xe có xu hướng tăng thêm là do nhiều người chuyển từ xe máy sang ô tô. Điều đó làm lưu lượng, thời gian ô tô lưu thông trên đường gia tăng, trong khi hạ tầng giao thông chưa phát triển kịp.

Ông Lê Tuấn Vĩnh, Phó Trưởng phòng Quản lý đô thị, TP. Huế nhận định, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ùn tắc, kẹt xe cục bộ trên địa bàn. Ngoài ý thức người tham gia giao thông, hiện nay nhiều dự án nâng cấp, mở rộng đường ở các tuyến đường cho khu vực nội đô TP. Huế bị ách tắc ảnh hưởng không nhỏ đến lưu thông của người dân. Để giải quyết tình trạng này, cần một giải pháp đồng bộ, mà trong đó giải pháp căn cơ nhất vẫn là ý thức tham gia giao thông của người dân. Hiện nay, phòng đề xuất điều chỉnh một số biển báo điều tiết an toàn giao thông (ATGT), sơn vạch các điểm dừng xe trước các điểm giao có nguy cơ ùn tắc, kẹt xe tại các tuyến phố hợp lý, khoa học; phối hợp lồng ghép đẩy mạnh việc truyền thông giáo dục ATGT đến mọi người.

Theo lãnh đạo Sở GTVT, trong bối cảnh hạ tầng giao thông hạn chế trong khi lượng phương tiện, nhất là ô tô cá nhân ngày càng tăng khiến áp lực giao thông đối với địa bàn rất lớn. Hiện nay, lực lượng chức năng tăng cường tập trung lực lượng trực chốt, điều tiết giao thông khi xảy ra ùn tắc. Đối với những nút giao thông phức tạp, khi có dấu hiệu ùn tắc, xe đông thì lực lượng công an địa phương nhanh chóng có mặt, trực tiếp phân luồng để hạn chế xảy ra ùn tắc.

Lực lượng chức năng sẽ rà soát các tuyến đường, khu vực phát sinh kẹt xe để bố trí lực lượng điều tiết giao thông vào giờ cao điểm; lắp đặt camera xử lý nghiêm các hành vi chạy lấn làn, lấn tuyến; lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, gây ùn tắc giao thông...

"Bản đồ" kẹt xe, ùn tắc giao thông tại TP. Huế hiện nay bắt đầu phức tạp. Các tuyến đường, nút giao thông, như phía bắc, nam cầu An Cựu, điểm đầu và cuối đường Bà Triệu; các nút giao trên đường Phan Chu Trinh; ngã ba nghoẹo giàn xay đường Ngự Bình; điểm giao đường Bà Triệu - Nguyễn Lộ Trạch... trở nên bức bối cho người đi đường, nhất là vào giờ cao điểm.

Bài, ảnh: Song Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quan tâm giải quyết các kiến nghị của cử tri

Tại các kỳ tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa VIII, cử tri trên địa bàn TP. Huế đã có nhiều ý kiến, kiến nghị các vấn đề liên quan đến hạ tầng dân sinh. Điều đáng mừng, TP. Huế đã chỉ đạo các ban ngành, địa phương trả lời thấu đáo cũng như triển khai khắc phục.

Quan tâm giải quyết các kiến nghị của cử tri
Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội

Nhằm cải thiện chỗ ở cho người thu nhập thấp, từ năm 2022, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, với mục tiêu đến năm 2025 có thêm 1,25 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, nhưng đến thời điểm này có thể thấy, kế hoạch có nguy cơ “phá sản”. Trong khi đó, nhiều khu nhà ở tái định cư lại bị bỏ hoang, lãng phí, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội
Kế hoạch hành động cấp cao đầu tiên để giải quyết khan hiếm nước, suy thoái đất

Lần đầu tiên, Diễn đàn Đất và Nước quốc tế được tổ chức từ ngày 9 - 11/12 tại Bangkok (Thái Lan), vạch ra các biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy nỗ lực toàn cầu trong việc quản lý tình trạng khan hiếm nước và đảo ngược tình trạng suy thoái đất, đóng vai trò rất quan trọng đối với an ninh lương thực và sức khỏe môi trường toàn cầu.

Kế hoạch hành động cấp cao đầu tiên để giải quyết khan hiếm nước, suy thoái đất

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top