ClockThứ Bảy, 18/11/2023 19:30

Hàng trăm ô tô ngâm nước lụt, gara sửa chữa quá tải

TTH.VN - Hàng trăm ô tô đậu đỗ tránh lũ trên các tuyến đường, công viên bị ngập nước phải cẩu đến các gara để sửa chữa.
 Nhiều phương tiện ô tô đi tránh lũ vẫn bị ngập sâu phải cứu hộ tại đường Phạm Văn Đồng

Ngày 18/11, hầu như các tuyến đường ở TP. Huế nước đã rút. Người dân, lực lượng môi trường khẩn trương dọn dẹp vệ sinh. Ghi nhận tại các gara ô tô trên đường Phạm Văn Đồng như Hùng Dũng, Hoàng Thắng…tấp nập phương tiện được đưa tới kiểm tra, sửa chữa.

Trước đó, tại nhiều điểm ngập như khu vực cầu Kiểm Huệ (thường gọi là cống Phát Lát) ở phường Xuân Phú; Tỉnh lộ 10, Phạm Văn Đồng ở phường Phú Thượng; Khu B- Khu đô thị An Vân Dương ở phường Thủy Vân… các chủ ô tô đã thuê cứu hộ giải cứu phương tiện của mình mang đến các ga ra kiểm tra, sửa chữa. Ở những khu vực này, thời điểm lũ từ đêm 14 đến ngày 16/11, rất nhiều ôtô con bị ngập hơn nửa thân xe, do không kịp di chuyển. Mặc dù dịch vụ cứu hộ hoạt động liên tục nhưng không thể đáp ứng được nhu cầu.

Ông V.T.T, chủ xe ở tô ở phường Xuân Phú, TP. Huế cho biết, sau khi nước lũ bắt đầu dâng, gia đình đã di chuyển xe ra khu vực đường Tố Hữu chọn điểm cao ráo để đậu tránh lũ, nhưng nước lên quá cao khiến nước vào nội thất ô tô . Đến ngày 15/11, nước lũ vẫn còn cao, kiểm tra xe thấy bị ảnh hưởng nhưng không khởi động máy mà thuê cứu hộ đưa đến gara sửa chữa. Nhờ cứu hộ kịp thời, không khởi động xe nên thiệt hại không lớn.

Ông Nguyễn Hùng Dũng, chủ ga ra ô tô Hùng Dũng trên đường Phạm Văn Đồng, phường Vỹ Dạ (TP. Huế) cho biết, từ tối 14/11 khi nước lũ sông Hương bắt đầu dâng, cơ sở đã nhận được rất nhiều cuộc gọi cầu cứu từ khách hàng. Đến nay, gara của ông tiếp nhận khoảng 40 chiếc do ảnh hưởng ngập lụt đến sửa chữa. Trong đó, nhẹ nhất thì chỉ bị nước ngấm sàn, hư hỏng nội thất, hệ thống điện, nặng nhất là bị thủ kích, cong tay biên… phải làm lại máy.

Nhiều ô tô bị kẹt trong lũ đêm 15/11 ở phường Xuân Phú, TP. Huế 

“Trong thời điểm lũ, nhiều người xe bị chết máy, thủy kích do nước vào gọi chúng tôi đến cứu hộ. Cơ sở đã điều hết nhân viên đến giúp đỡ trong khả năng có thể. Riêng tôi điều khiển xe đến những vị trí có thể tiếp cận được để giúp họ. Tôi ước tính có tầm 500 – 600 chiếc ôtô con của người dân TP. Huế bị ngập nước đợt này, nhiều gấp đôi so với đợt lũ tháng 10/2020”, ông Dũng cho biết thêm.

Một cán bộ CSGT Công an TP. Huế nói rằng, trong đợt lũ vừa qua phải ứng trực, thường xuyên di chuyển trên đường phố để hỗ trợ người dân nên ghi nhận số lượng ôtô bị ngập lụt rất nhiều; tập trung chủ yếu ở bờ Nam sông Hương như ngã sáu Hùng Vương, khu vực An Đông, Xuân Phú, Tỉnh lộ 10… Còn khu vực Bắc sông Hương có lẽ do người dân đã quá quen với lũ lụt nên khi nghe cảnh báo là đã di chuyển ôtô đến những tuyến đường cao, như Trần Hưng Đạo, Lê Duẩn… tránh lụt.

Ông Nguyễn Văn Anh, Giám đốc hệ thống ôtô Hyundai Huế cho biết, đơn vị đã tiếp nhận khoảng 50 xe ngập lụt đến sửa chữa. Do số lượng xe quá nhiều và quy trình làm xe ngập lụt cần phải đảm bảo nên hãng đã huy động toàn bộ nguồn lực, tăng ca, làm cả ngày nghỉ để xử lý kịp thời cho khách hàng.

“Khi ngập lụt thì hãng có xe cứu hộ ưu tiên kéo những xe ở vùng nước nông, còn những xe ở vùng sâu thì chúng tôi tư vấn cho khách hàng các bước để xử lý tạm thời để tránh ảnh hưởng hệ thống điện của xe; đồng thời, hướng dẫn các thủ tục bảo hiểm nếu có. Sau đó khi nước thì sẽ ưu tiên kéo các xe về hãng”, ông Văn Anh cho biết.

Theo đại diện của Chi nhánh Bảo hiểm Tổng Công ty Bảo hiểm Sài Gòn (BSH) Bắc Trung bộ, đến hết ngày 17/11, công ty đã tiếp nhận yêu cầu bảo hiểm  khoảng 30 trường hợp xe ngập lụt tại Thừa Thiên Huế. Đơn vị đang trong quá trình giám định, chụp ảnh nhằm ghi nhận thiệt hại ban đầu giúp cho đơn vị sửa chữa tiến hành tháo rã và sửa chữa các phương tiện kịp thời", đại diện BSH Bắc Trung bộ cho biết.

Theo khuyến cáo, khi bị thủy kích ban đầu chủ xe cần tắt máy, tháo cọc bình ắc quy, gọi cứu hộ để sớm đưa phương tiện đến nơi sửa chữa... Nếu không thể di chuyển xe thì sử dụng ngay biện pháp dùng bộ kích để nâng ôtô hoặc đưa đầu xe lên cao nhằm giảm thiểu rủi ro.

Bài, ảnh: Nguyên Nhật
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
Rừng A Lưới bị cháy do sét đánh

Vụ cháy rừng ở A Lưới được xác định xảy ra vào sáng sớm 17/4, phải đến chiều cùng ngày, các lực lượng mới dập tắt. Đến ngày 18/4, các lực lượng vẫn tiếp tục kiểm tra, theo dõi nhằm ngăn chặn kịp thời lửa rừng có thể tái bùng phát.

Rừng A Lưới bị cháy do sét đánh
Cao điểm kiểm tra, kiểm soát trật tự an toàn tàu xe dịp Tết Giáp Thìn

Ngày 3/2, lực lượng liên ngành Thanh tra giao thông phối hợp Cảnh sát giao thông và quản lý hành chính về trật tự xã hội tỉnh, thành phố… tiếp tục mở đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát trật tự an toàn giao thông (ATGT) tàu, xe vào dịp cận Tết Giáp Thìn 2024 trên địa bàn.

Cao điểm kiểm tra, kiểm soát trật tự an toàn tàu xe dịp Tết Giáp Thìn
Mỹ hứng chịu con số kỷ lục về thảm họa “tỷ USD” trong năm 2023

Dữ liệu từ Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) cho biết Mỹ đã hứng chịu nhiều trận lũ lụt, hỏa hoạn và các thảm họa khí hậu khác gây thiệt hại hàng tỷ USD (mỗi thảm họa) trong năm 2023 và nhiệt độ trung bình của nước này cao thứ năm trong lịch sử.

Mỹ hứng chịu con số kỷ lục về thảm họa “tỷ USD” trong năm 2023
Giữ ấm cho người bệnh ngày đông

Cùng với khám chữa bệnh, các bệnh viện đã quan tâm đầu tư trang thiết bị chăm sóc, giữ ấm khi trời chuyển lạnh. Người bệnh được hưởng các tiện nghi đảm bảo sức khoẻ, nâng cao thể trạng, yên tâm điều trị… ​

Giữ ấm cho người bệnh ngày đông

TIN MỚI

Return to top