ClockThứ Năm, 06/07/2017 06:01

Hoàn trả mặt bằng dự án Cải thiện môi trường nước như cũ hoặc tốt hơn

TTH - Đó là khẳng định của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao tại các buổi tiếp xúc với cử tri TP. Huế mới đây về việc hoàn trả mặt bằng dự án Cải thiện môi trường nước TP.Huế đang được triển khai.

Một trong những tuyến đường bị cắt xẻ để phục vụ Dự án cải thiện môi trường nước TP. Huế

Chậm trễ

Cuối tháng 6, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao đã có một số buổi tiếp xúc với cử tri nhiều phường ở khu vực phía Nam TP. Huế. Điểm chung trong phần kiến nghị của cử tri các phường  là  tình trạng chậm hoàn trả mặt bằng và một số phát sinh khác như gây ô nhiễm môi trường, hư hỏng nhà dân, ảnh hưởng đi lại xung quanh dự án nói trên.

Ông Lê Viết Tuấn, cử tri phường Phú Hội bày tỏ: “Đường Nguyễn Thị Minh Khai, Tố Hữu, Tôn Đức Thắng… đều được đào cùng lúc làm cống thoát nước. Đoạn Tố Hữu ra Bà Triệu chặn hoàn toàn không cho xe đi làm chúng tôi phải đi lòng vòng mất thời gian. Những nhà nằm trong vùng dự án đều phải gửi xe ở ngoài, vào ra rất bất tiện”.

Ông Lê Quang Liên, cử tri phường Vỹ Dạ nói: “Đường Nguyễn Sinh Cung nhiều đoạn đã thi công hoàn thành nhưng chưa hoàn trả mặt bằng. Mặt đường lồi lõm rất khó đi. Nắng bụi mù mịt, những hộ ở mặt tiền phải tưới nước hàng ngày nhưng nhà cửa lúc nào cũng bụi bặm, đề nghị dự án, đơn vị thi công tưới nước ngày hai lần vào sáng và chiều để giảm bụi bẩn ô nhiễm môi trường”.

Ngoài ảnh hưởng đến giao thông, sinh hoạt, việc thi công đường cống thoát nước còn làm nhiều nhà dân bị nứt, hư hỏng. Mới đây, một hộ dân ở đường Dương Văn An bị sập trụ cổng do thi công cống thoát nước.

Chắp vá

Không chỉ chậm hoàn trả mặt bằng, nhiều tuyến đường đã làm xong nhưng việc hoàn trả mặt bằng chỉ được thực hiện  một bên, nơi được đào xới để thi công cống thoát nước. Phần còn lại không được hoàn trả như hiện trạng ban đầu, dù lòng, lề đường nhiều đoạn hư hỏng. Một số tuyến, dù có hoàn trả, xong chỉ hoàn trả ở những chỗ hư hỏng nặng, sụt lún theo kiểu chắp vá vừa mất thẩm mỹ, không đồng bộ và làm gồ ghề toàn tuyến đường, như đường Phan Bội Châu, Nguyễn Thị Minh Khai, Hai Bà Trưng…

Không khó để phân biệt một bên vừa hoàn trả mặt bằng tại đường Lê Hồng Phong với mặt đường hiện tại do thiếu sự liên kết

Ông Nguyễn Đình Nghị, Chủ tịch UBND phường An Đông cho hay, chính quyền địa phương đã  kiến nghị với Ban quản lý dự án Cải thiện môi trường nước TP. Huế về việc sớm hoàn trả mặt bằng một số đường kiệt, đường chính trên địa bàn để người dân đi lại thuận tiện. Tuy nhiên, việc hoàn trả chưa như mong đợi.

Liên quan đến vấn đề vừa nêu, trong phần trả lời kiến nghị, thắc mắc của cử tri TP. Huế, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao khẳng định, tỉnh đã chỉ đạo Ban quản lý dự án Cải thiện môi trường nước TP. Huế đẩy nhanh tiến độ hoàn trả mặt bằng ở những tuyến đường đã thi công hoàn thành.

Quan điểm của tỉnh đối với việc hoàn trả mặt bằng sau thi công ít nhất là như cũ. Tuy nhiên, hiện còn khó khăn là do trước đây, trong khi lập dự toán hoàn trả chỉ đưa vào phần hoàn trả trong phạm vi thi công, do đó, chưa có kinh phí để hoàn trả ở bên không thi công.

Theo giải thích của Ban quản lý dự án Cải thiện môi trường nước TP. Huế, lý do không lập dự toán hoàn trả toàn tuyến là do kinh phí đội lên nhiều lần, phía đơn vị tài trợ vốn không chấp nhận.

Ông Nguyễn Văn Cao khẳng định, hiện tỉnh đang có kiến nghị, đề nghị với Chính phủ, đơn vị hỗ trợ được sử dụng một phần kinh phí dự phòng để hoàn trả mặt bằng toàn bộ với những tuyến đường thi công sau này. Với những tuyến đường đã thi công trước đây có thể sử dụng ngân sách dành cho việc duy tu, sửa chữa, bảo trì đường bộ.

Lãnh đạo tỉnh cũng mong muốn người dân chia sẻ với dự án bởi những khó khăn, bất tiện đang có. Do quá trình hoàn tất thủ tục, điều chỉnh, đấu thầu để triển khai dự án mất khá nhiều thời gian nên ban quản lý dự án buộc phải triển khai đồng loạt để đảm bảo tiến độ.

Tỉnh sẽ thường xuyên theo dõi, giám sát nắm tình hình để đôn đốc, chỉ đạo các đơn vị thi công, ban quản lý dự án để đạt tiến độ tốt nhất, đồng thời, giảm ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân.

Bài, ảnh: Tâm Huệ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Triển khai các giải pháp góp phần thực hiện Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn

Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 1018/QĐ-TTg ngày 21/9/2024. Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, Bộ đã và đang thực hiện 5 giải pháp để góp phần thực hiện thành công Chiến lược này.

Triển khai các giải pháp góp phần thực hiện Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn
Triển khai giải pháp để thực hiện hiệu quả Đề án 07

Chiều 17/10, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Đề án 07-ĐA/TU, ngày 1/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát (KTGS), thi hành kỷ luật Đảng trong Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 – 2026 (Đề án 07).

Triển khai giải pháp để thực hiện hiệu quả Đề án 07
Ghép tế bào gốc đồng loại: Mang lại cuộc sống mới cho bệnh nhi

Từ cảnh phải truyền máu mỗi tháng, hai bệnh nhi ở TP. Đà Nẵng có cơ hội hòa nhập cuộc sống bình thường nhờ ghép tế bào gốc đồng loại. Lần đầu tiên ở miền Trung-Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba trên toàn quốc triển khai kỹ thuật phức tạp này, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế mở ra hướng điều trị cho trẻ bị suy tủy, suy giảm miễn dịch bẩm sinh, ung thư tái phát…

Ghép tế bào gốc đồng loại Mang lại cuộc sống mới cho bệnh nhi

TIN MỚI

Return to top