ClockThứ Sáu, 08/03/2019 20:24

Không để người nghèo thiệt thòi

TTH - Tại hội nghị đánh giá kết quả sau 1 năm triển khai thực hiện dự án (DA) “Tăng cường khả năng chống chịu với những tác động của biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển Việt Nam” (GCF) và kế hoạch năm 2019 diễn ra sáng 8/3, nhiều khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai DA được đại diện Chương trình Phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP), Ban quản lý DA Trung ương, địa phương và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương chỉ đạo tập trung tháo gỡ.

Giúp hộ nghèo tăng khả năng chống chọi với thiên tai

Đại diện UNDP đi kiểm tra kết quả xây dựng nhà của dự án GCF

230 hộ nghèo có nhà mới

Theo ông Nguyễn Phước Bửu Hùng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng, năm 2018, toàn tỉnh đã xây dựng hoàn thành 135 ngôi nhà chống chịu với bão, lụt, đạt chỉ tiêu 100% theo kế hoạch đề ra. Tất cả các hộ nghèo trong khuôn khổ của DA đều được giải ngân hoàn thành nguồn vốn từ Chương trình hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung (QĐ48) và nguồn vốn của GCF.

Theo kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt, năm 2019 Thừa Thiên Huế phấn đấu xây 230 căn nhà cho hộ nghèo, cam kết hoàn thành ít nhất 70% kế hoạch năm đến 30/6/2019 (tương đương 161 nhà).

Tính đến ngày 5/3/2019, có 216/230 hộ đăng ký tham gia thực hiện DA đang được Ban quản lý DA thẩm định hồ sơ hộ (Hương Trà: 16; Phú Lộc: 48; Phong Điền: 56; Quảng Điền: 50 và Phú Vang: 46). Trong đó có 75 hộ đã tiến hành khởi công xây dựng nhà (65 hộ nghiệm thu hoàn thành phần móng; 19 hộ nghiệm thu hoàn thành việc xây dựng nhà).

Ông Phan Công Mẫn, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc chia sẻ, địa bàn huyện có khá nhiều hộ hưởng lợi nằm trong vùng quy hoạch khu Kinh tế Chân Mây- Lăng Cô, nhà cửa đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng không thể đầu tư xây dựng, ảnh hưởng đến tiến độ và chỉ tiêu chung của DA. Nhiều hộ trước đây được phê duyệt hưởng lợi theo QĐ48 nhưng đến nay đã thoát nghèo, trong khi nhiều hộ nằm trong diện hộ nghèo mới năm 2019 khó khăn về nhà ở có nhu cầu xây dựng lại không nằm trong danh sách hưởng lợi theo QĐ48.

Trao nhà cho hộ hưởng lợi

Một số địa phương cho rằng, tình hình vay vốn theo QĐ48 trong năm 2019 còn chậm do các chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện chưa được Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh phân bổ vốn. Việc giải ngân vay vốn theo kỳ chưa đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân. Nhiều vướng mắc trong việc phân bổ nguồn vốn đối ứng chưa được giải quyết khiến địa phương lúng túng trong triển khai.

Hiện nay, số hộ xin rút không tham gia thực hiện DA khá cao (130 hộ), vì vậy số lượng đối tượng hưởng lợi có thể bị thiếu hụt.

Sẽ giải ngân đủ nguồn vốn

Ông Đặng Văn Việt Phương, Điều phối viên DA GCF tỉnh chia sẻ, việc giải ngân các nguồn vốn liên quan, Ban quản lý DA tỉnh đã làm việc với Sở Tài chính và Kho bạc Nhà nước tỉnh và thống nhất năm 2019 sẽ tiếp tục thực hiện việc chi trả nguồn vốn đối ứng theo cách thức như năm 2018 đã thực hiện.

Theo đó, các huyện Phú Lộc, Quảng Điền, Phú Vang chi trả từ nguồn QĐ48 Trung ương còn tồn ở huyện. Trong trường hợp các huyện thiếu hụt nguồn vốn QĐ48, Ban quản lý DA tỉnh sẽ giải ngân từ nguồn đối ứng của tỉnh phân bổ. Đối với huyện Phong Điền và TX. Hương Trà, Ban quản lý DA chi trả trực tiếp cho các hộ từ nguồn đối ứng của tỉnh phân bổ.

Đối với những hộ xin rút, Ban quản lý DA tỉnh sẽ phối hợp với các địa phương tiếp tục vận động, đồng thời phối hợp với Sở Xây dựng và các địa phương rà soát đối tượng thụ hưởng, tham mưu UBND tỉnh bổ sung đủ số lượng theo phân bổ của DA là 581 hộ.

Tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương nhấn mạnh, số tiền hỗ trợ từ DA này rất lớn (68 triệu đồng/hộ), người nghèo dù không nhận được sự hỗ trợ từ người thân vẫn có thể xây dựng được ngôi nhà tránh mưa, bão. Vì thế không có lý do gì chính quyền địa phương các cấp lại không thể vận động người dân tham gia DA.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu chính quyền các cấp từ tỉnh, huyện, xã, thôn, mặt trận… phải tăng cường tuyên truyền vận động và có thể linh hoạt vận động thêm từ các nguồn xã hội hóa khác hỗ trợ người nghèo, không để người nghèo chịu thiệt thòi trong điều kiện tốt như hiện nay. UBND các huyện chủ động rà soát đối tượng hưởng lợi để bù vào số lượng hộ thiếu hụt đảm bảo đúng tiến độ của DA; đồng thời, bám sát, trực tiếp phân công cán hộ hỗ trợ các hộ nhất là hộ già, neo đơn trong việc thi công xây dựng; hỗ trợ người dân quản lý nguồn vốn hiệu quả.

Ông Võ Quốc Hùng, Phó Giám đốc Ban quản lý DA GCF Trung ương khẳng định, kế hoạch triển khai xây dựng 230 căn nhà trong năm 2019 đối với Thừa Thiên Huế là điều không khó thực hiện. Vấn đề cần quan tâm hiện nay là phải thực hiện đúng đối tượng đã được phê duyệt; thực hiện xong số hộ đã được phê duyệt theo QĐ 48 của tỉnh sau đó mới tính tới mở rộng đối tượng. Việc bổ sung đối tượng theo chuẩn nghèo mới sẽ sớm có phương án giải quyết trong thời gian tới. Nếu Thừa Thiên Huế có thể phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch trên, chúng tôi vẫn cam kết sẽ bố trí giải ngân đủ nguồn vốn để người nghèo sớm có một mái nhà tránh mưa bão...

Bài, ảnh: HOÀNG LOAN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vinh danh 15 dự án trong Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2024

Sáng 13/11, Ban tổ chức Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) tỉnh năm 2024 tổ chức lễ tổng kết và trao giải thưởng. Tham dự có ông Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục phát triển Thị trường và Doanh nghiệp KHCN, Bộ Khoa học & Công nghệ, cùng lãnh đạo tỉnh, các sở, ban ngành, doanh nghiệp khởi nghiệp và các tác giả, nhóm tác giả dự thi.

Vinh danh 15 dự án trong Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2024
Trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao bắc - nam

Sáng 13/11, Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, đã trình Quốc hội dự án tuyến đường sắt tốc độ cao bắc - nam dài hơn 1.540 km đi qua 20 tỉnh, thành với tổng mức đầu tư sơ bộ hơn 67,3 tỉ USD.

Trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao bắc - nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV:
Lần đầu trình Quốc hội dự án Luật Nhà giáo

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 9/11, Quốc hội nghe các trưởng ngành trình bày Tờ trình về dự án Luật Việc làm (sửa đổi), Dự án Luật Nhà giáo và thảo luận ở tổ vào chiều cùng ngày. Đây là lần đầu tiên Dự án Luật Nhà giáo được trình tại Quốc hội.

Lần đầu trình Quốc hội dự án Luật Nhà giáo
Cơ hội việc làm cho người khuyết tật thông qua ứng dụng công nghệ

Ngày 5/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổ chức Fédération Handicap International (Humanity & Inclusion) (HI) tại Việt Nam tổ chức hội thảo khởi động dự án "Tăng cường tiếp cận thông tin và cơ hội việc làm cho người khuyết tật thông qua các ứng dụng công nghệ và kỹ thuật số phù hợp" giai đoạn 2024-2027.

Cơ hội việc làm cho người khuyết tật thông qua ứng dụng công nghệ
Return to top