ClockThứ Năm, 12/07/2018 17:44

Lộ diện hình hài tuyến đường lát gỗ lim trên sông Hương

TTH.VN - Tuyến đường đi bộ dọc sông Hương đang trong giai đoạn dựng hệ thống lan can bằng đồng hai bên và gỗ lim lát sàn. Bằng mắt thường có thể thấy rõ được hình hài tuyến đường ở khâu hoàn thiện cuối cùng với mặt đường bằng gỗ lim lần đầu tiên xuất hiện tại Huế.

Triển khai dự án thí điểm đi bộ dọc sông HươngSẽ triển khai thi công tuyến đi bộ dọc sông Hương trong tháng 8

Một đoạn đường nằm trong tuyến đường dọc sông Hương hoàn thiện với sàn lát gỗ đẹp mắt

Công nhân thực hiện việc thi công lát gỗ ở công trình này cho hay, mất khá nhiều thời gian trong việc lát sàn bởi phải thực hiện cẩn trọng, tỉ mỉ từng chi tiết. Mỗi ngày chỉ thi công được 10-20m. Dự kiến cuối tháng này, việc lát gỗ mới hoàn thành nếu thời tiết thuận lợi.

Tuyến đường này nằm trong Dự án Thí điểm đi bộ dọc sông Hương, mở đầu cho chuỗi các hoạt động tiếp theo của Dự án Quy hoạch chi tiết hai bờ sông Hương do Tổ chức KOICA (Hàn Quốc) tài trợ. Tuyến đường nằm dọc bờ Nam sông Hương với chiều dài 380m, kết nối phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu và khu vực công viên Lý Tự Trọng. Chiều rộng tuyến đường 4m, diện tích 2.443 m2, kết cấu bê tông cốt thép, sàn lát bằng gỗ lim dày 5cm.

Tổng kinh phí của dự án là 52,9 tỉ đồng, trong đó phần kinh phí cho gỗ lim lót đường là 5,14 tỉ đồng. Số tiền trên do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ không hoàn lại 100% thông qua KOICA tại Việt Nam và không có bất cứ điều kiện nào kèm theo. Gỗ lim được nhập từ Nam Phi, nên không ảnh hưởng đến rừng và chủ trương bảo vệ rừng của Chính phủ Việt Nam.

Những hình ảnh về tuyến đường lát bằng gỗ lim dọc sông Hương được Thừa Thiên Huế Online ghi lại:

Việc lát sàn gỗ lim được tiến hành  tỉ mỉ, nhiều công đoạn

Trong khi đó, lan can hai bên đường đi bộ dọc sông Hương được sử dụng vật liệu bằng đồng. Việc khoan, cắt đồng cũng khá vất vả, phải đúng thông số

Gỗ lim làm sàn cho tuyến đường được nhập từ Nam Phi, được xử lý qua nhiều khâu để đảm bảo phù hợp với thời tiết ở Huế 

Một cán bộ giám sát công trình đang tiến hành đo ngắm sau khi công nhân tiến hành lắp ráp lan can, thanh gỗ tay nắm dọc tuyến đường

Hệ thống lan can bằng đồng nguyên chất, có khả năng chống chọi với thời tiết

Khâu lắp ráp lan can cũng khá tốn kém thời gian. Trong ảnh, công nhân phải đứng ở phuy nổi trên sông để lắp ráp

Thi công gấp rút trong thời tiết diễn biến phức tạp

Số tiền thực hiện dự án do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ không hoàn lại 100% thông qua KOICA tại Việt Nam và không có bất cứ điều kiện nào kèm theo

Ban quản lý dự án khẳng định gỗ lim sẽ tạo nét mỹ quan về lâu dài và tạo nét đặc trưng và truyền thống của Huế

Clip lộ diện hình hài tuyến đường lát bằng gỗ lim dọc sông Hương

PHAN THÀNH (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khúc serenata sông Hương

Chiều chiều, tôi hay thơ thẩn ra sông. Qua hai ngã tư đến công viên Tứ Tượng đã thấy nắng đan qua những vài những nhịp Trường Tiền.

Khúc serenata sông Hương
Nâng cao hiệu quả dự phòng, kiểm soát bệnh tật theo mô hình “Thành phố thông minh” giai đoạn 2025 -2030

Ngày 27/3, Ban Giám đốc Sở Y tế có buổi tiếp và làm việc với Đoàn khảo sát của Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) về khả năng triển khai dự án “Nâng cao hiệu quả dự phòng, kiểm soát bệnh tật theo mô hình “Thành phố thông minh” giai đoạn 2025-2030”, trong khuôn khổ hợp tác song phương giữa Hàn Quốc và Việt Nam.

Nâng cao hiệu quả dự phòng, kiểm soát bệnh tật theo mô hình “Thành phố thông minh” giai đoạn 2025 -2030

TIN MỚI

Return to top