ClockThứ Tư, 30/08/2017 05:26

Nỗ lực cho Huế lung linh

TTH - Là thành phố du lịch, việc chiếu sáng nghệ thuật các công trình kiến trúc, tượng đài, các không gian cảnh quan của Huế góp phần tạo ấn tượng cho đô thị về đêm.

Thành phố không chỉ quan tâm tăng cường cường độ chiếu sáng mà còn chú trọng đến chất lượng chiếu sáng, nhất là phương diện mỹ thuật, nghệ thuật trong chiếu sáng đô thị.

Ngọ Môn được chiếu sáng nghệ thuật

Có thể thấy điều này qua việc chiếu sáng ở các công viên hai bên bờ sông Hương, khu vực trước kỳ đài Ngọ Môn, các công trình kiến trúc cổ như cửa Hiển Nhơn, Chương Đức, Phu Văn Lâu, Bia Quốc Học... và đặc biệt là lầu Ngũ Phụng – Ngọ Môn (Hoàng Cung Huế).

Dự án (DA) chiếu sáng Ngọ Môn được Công ty Lotte Việt Nam tài trợ lắp đặt và triển khai sau khi việc trùng tu công trình này hoàn thành vào năm 2015 với tổng kinh phí hơn 2 tỷ đồng. Với việc sử dụng công nghệ đèn LED chiếu sáng thế hệ mới định hướng, Hoàng Cung Huế trở nên nổi bật về đêm, đảm bảo được yếu tố mỹ thuật trong chiếu sáng, sự tương phản sáng - tối thông qua thiết kế bố trí đèn chiếu sáng đã khắc họa được những đường nét tinh tuý, độc đáo của kiến trúc công trình Ngọ Môn.

Trung tâm Công viên cây xanh và Công ty CP Môi trường&Công trình đô thị Huế cũng đã có những tìm tòi và thiết trí chiếu sáng trang trí ở các trục đường chính, các không gian công cộng như tượng đài, công viên, điểm xanh... Thành phố cũng luôn có sự cân nhắc trong việc chọn lựa những thiết kế đèn chiếu sáng phù hợp, vừa bảo đảm tiết kiệm năng lượng vừa có tính thẩm mỹ cao.

Tuy nhiên, việc chiếu sáng nghệ thuật ở Huế vẫn chưa thực sự ấn tượng, do các tuyến đường, các công viên ở Huế vẫn chưa có thiết kế cũng như kịch bản chiếu sáng cho từng khu vực, từng thời điểm khác nhau nên chiếu sáng vẫn còn khá đơn điệu, chưa thực sự tạo ra những hình ảnh một đô thị về đêm ấn tượng, độc đáo và đặc trưng.

UBND TP. Huế đang xúc tiến DA hệ thống chiếu sáng cầu Trường Tiền để thay thế hệ thống chiếu sáng hiện nay đã có tuổi đời gần 15 năm và đang trong tình trạng xuống cấp.

Thành phố đã mời các đơn vị tư vấn có kinh nghiệm trong nước và nước ngoài lên các phương án thiết kế nhằm bảo đảm sẽ có một thiết kế chiếu sáng chất lượng, bảo đảm hội đủ cả hai yếu tố kỹ thuật và mỹ thuật, làm nổi bật cảnh quan của biểu tượng kiến trúc này cũng như không gian xung quanh.

Song song với DA trên, thành phố cũng đang có kế hoạch triển khai DA chiếu sáng ở khu vực công viên xung quanh Hoàng Thành, để tạo nên một không gian trong khu vực kinh thành ấn tượng nhằm khai thác các hoạt động vui chơi, giải trí về đêm ở trong và ngoài Đại Nội.

DA Cầu đi bộ lát gỗ kết nối bờ Nam sông Hương cũng nhấn mạnh đến yếu tố ánh sáng. Thiết kế phối cảnh của DA này cho thấy, khi hoàn thành sẽ tạo một không gian đi bộ tiệm cận sông Hương về đêm rất độc đáo, lung linh và đặc sắc.

Gần đây nhất, Công ty Viettravel cũng vừa báo cáo ý tưởng về DA chiếu sáng Kỳ đài Huế trước trụ sở UBND tỉnh với mong muốn góp phần biến kỳ đài trở thành một điểm nhấn kiến trúc về đêm của Cố đô Huế.

Ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch UBND TP.Huế cho biết, việc đầu tư hệ thống điện chiếu sáng ở cầu Trường Tiền  và khu vực công viên xung quanh Hoàng Thành là rất quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng chiếu sáng, tạo ấn tượng cho TP. Huế. Sau khi cầu hoàn tất việc xây dựng các bao lơn ngắm cảnh, thành phố sẽ biến cầu Trường Tiền thành cầu đi bộ kết nối liên hoàn với phố đi bộ Chu Văn An – Phạm Ngũ Lão – Võ Thị Sáu với công viên Thương Bạc, phố ẩm thực ở chợ Đông Ba.

Bài, ảnh: Quang Phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế

Hội thảo khoa học "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế" do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) tổ chức chiều 22/11 tại TP. Huế. Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm; Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân, cùng đại diện lãnh đạo các sở ban ngành, đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu tham dự.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế
Phong Điền nỗ lực xóa nhà tạm

Không trông chờ vào những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, bằng nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả, huyện Phong Điền đã xóa được nhà tạm cho nhiều hộ nghèo ở địa phương.

Phong Điền nỗ lực xóa nhà tạm
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam

Hơn 100 hình ảnh, tài liệu, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên đã được giới thiệu, công bố đến công chúng tại triển lãm chuyên đề “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”, khai mạc sáng 15/11 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế (7 Lê Lợi, TP. Huế).

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam
“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc

Tập tùy bút, ghi chép “Trước nhà có cây hoàng mai: Những ghi chép về Huế - xứ sở phong rêu kiêu sa” (NXB Phụ Nữ Việt Nam) đã được tác giả - nhà báo Minh Tự giới thiệu đến công chúng, những người yêu sách tại Phố sách Hà Nội (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc
Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương

Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là một sự kiện lớn của Thừa Thiên Huế. Sự kiện này mở ra cơ hội để Huế phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội (KT-XH). Tuy nhiên, còn ít doanh nghiệp (DN) có kế hoạch tận dụng bối cảnh này để phát triển, mở rộng quy mô.

Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương
Return to top