ClockThứ Hai, 06/06/2022 06:45

Phòng chống thiên tai, ổn định đời sống dân cư

TTH - Nhờ chủ động cân đối các nguồn lực nên một số hợp phần của Chương trình mục tiêu “Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng, chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư” (gọi tắt Chương trình) đã được triển khai, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần khắc phục và giảm nhẹ thiên tai; song vẫn còn nhiều khó khăn phía trước.

Thiên tai trong năm 2022 diễn biến phức tạp, khốc liệt và khó dự đoán hơnTừ ứng phó đến chủ động phòng ngừa thiên taiThừa Thiên Huế thuộc tốp đầu trong công tác phòng chống thiên tai

Đầu tư mới tuyến đê biển qua huyện Phú Vang

Hàng chục km đê sông, biển được đầu tư

Theo Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, hiện nay có hơn 12km bờ biển (trong tổng số 128km bờ biển) bị sạt lở nặng, ảnh hưởng đến 24 xã, thị trấn, có nguy cơ mở cửa biển mới, ảnh hưởng đến Quốc Lộ 49B cũng như cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội, du lịch dịch vụ, an ninh quốc phòng và hệ sinh thái của 22.000ha đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.

Một trong những “dấu ấn” của Chương trình với hợp phần hỗ trợ phòng, chống giảm nhẹ thiên tai là củng cố, tu bổ hệ thống đê biển, sông và các công trình phòng, chống úng ngập, triều cường.

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình đầu tư củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển hiện có tại các tỉnh; trong đó, Thừa Thiên Huế có tổng chiều dài được phê duyệt là 181km đê và 174 cống lớn nhỏ ven đầm phá làm nhiệm vụ ngăn mặn giữ ngọt, chống lũ tiểu mãn và lũ sớm bảo vệ sản xuất nông nghiệp, chủ yếu tập trung các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và TX. Hương Trà.

Đầu tư mới tuyến đê biển qua huyện Phú Vang

Từ năm 2006 đến nay, bằng các nguồn vốn của Trung ương, địa phương và vốn khác hỗ trợ đã đầu tư được 80km tuyến đê và 88 cống ngăn mặn giữ ngọt trên đê với tổng mức đầu tư hơn 500 tỷ đồng, đạt khoảng 44,2% trên tổng chiều dài tuyến đê bao gồm 8 tuyến đê biển và 3 tuyến đê cửa sông.

Hiện nay, để chủ động phòng, chống lụt bão, nước biển dâng, hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra và tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương, Chương trình đã tập trung ưu tiên đầu tư xây mới các cống lớn thoát lũ, ngăn mặn trên các tuyến đê như: Cống Truồi 1,2, Diên Trường 1, An Xuân, Quán Cửa, Hà Đồ, Mai Dương...; đầu tư xây dựng đập ngăn mặn, giữ ngọt xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc và các công trình, dự án quan trọng khác với tổng mức đầu tư hơn 5.500 tỷ đồng.

Để hỗ trợ ổn định đời sống dân cư, UBND tỉnh cũng đã có quyết định về việc phê duyệt rà soát, bổ sung quy hoạch bố trí dân cư giai đoạn 2015-2021 và định hướng đến năm 2025. Giai đoạn năm 2016-2020, tổng nguồn vốn được giao để thực hiện Chương trình bố trí dân cư trên địa bàn tỉnh là 13,5 tỷ đồng. Trong đó, hỗ trợ kinh phí trực tiếp di dân 278 hộ hơn 5,5 tỷ đồng; hỗ trợ cộng đồng hơn 7,9 tỷ đồng; đến nay đã thực hiện và giải ngân với tổng kinh phí là hơn 11 tỷ đồng.

Vẫn còn nhiều khó khăn

Mới đây, UBND tỉnh đã có báo cáo gửi Bộ NN&PTNT về tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu “Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng, chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư”. Theo đó, UBND tỉnh đánh giá, tuy đạt được một số kết quả góp phần thực hiện mục tiêu tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng, chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư của tỉnh, nhưng việc triển khai thực hiện Chương trình vẫn tồn tại những khó khăn.

Nâng cấp hồ Phú Bài 2 (Hương Thủy) phục vụ sản xuất

Ông Phan Thanh Hùng, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh thông tin, về hiện trạng hệ thống công trình thủy lợi, mặc dù đã được quan tâm đầu tư sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới nhiều, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu hiện nay. Nhiều công trình cần được đầu tư, nâng cấp như chương trình nâng cấp đê biển với khoảng 100km đê và 86 cống trên đê cần đầu tư xây dựng; còn khoảng 12 hồ chứa xuống cấp cần tiến hành kiểm định, sửa chữa nâng cấp để đảm bảo an toàn hồ chứa và an toàn cho hạ du; hơn 40km bờ sông cần phải xây dựng kè khẩn cấp để chống sạt lở; hơn 20km bờ biển bị xâm thực nghiêm trọng cần phải đầu tư khẩn cấp.

Nhu cầu sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các tuyến đê sông, đê bao nội đồng, các trạm bơm tiêu, kênh mương rất lớn. Tuy nhiên, do cân đối ngân sách của địa phương còn khó khăn, đã ảnh hưởng đến việc hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật về thủy lợi để phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp cũng như phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Vẫn còn trên khoảng 1.000ha đất nông nghiệp thuộc các khu vực Nam Đông, A Lưới, Khu 3 huyện Phú Lộc không chủ động được nguồn nước, thường phải bỏ hoang vào vụ hè thu. Địa phương đang nghiên cứu các giải pháp để hỗ trợ người dân chuyển đổi sang trồng các loại cây trồng cạn kết hợp ứng dụng các công nghệ tưới tiết kiệm để phù hợp với điều kiện thời tiết và mang lại hiệu quả tốt hơn.

Đối với hỗ trợ ổn định đời sống dân cư khó khăn lớn nhất khi thực hiện Chương trình là quỹ đất ở các địa phương hạn chế, phân tán, phần lớn không có đất sản xuất hoặc xa nơi ở cũ nên rất khó khăn trong việc sản xuất và chuyển đổi nghề. Một số địa phương đã quy hoạch điểm bố trí khu tái định cư nhưng chưa được đầu tư cơ sở hạ tầng hoặc có nhưng vẫn còn thiếu, chưa đồng bộ.

Để tiếp tục thực hiện các nội dung của Chương trình trong thời gian tới, UBND tỉnh kiến nghị, đề xuất Bộ NN&PTNT quan tâm, phối hợp với Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính đề xuất Chính phủ xem xét, tiếp tục triển khai Chương trình cho giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến 2030.

UBND tỉnh đề nghị quan tâm hỗ trợ nguồn kinh phí để thực hiện đầu tư sửa chữa, nâng cấp một số công trình, dự án như sửa chữa đập ngăn mặn, giữ ngọt Thảo Long với tổng mức đầu tư khoảng 200 tỷ đồng, khắc phục các công trình bị thiệt hại do thiên tai, với tổng kinh phí gần 2.100 tỷ đồng; trong đó đề xuất Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp kinh phí năm 2022 khoảng 300 tỷ đồng để xử lý 5,3km kè chống sạt lở bờ biển. Đồng thời, đề nghị Bộ NN&PTNT hỗ trợ kinh phí để triển khai các dự án thuộc Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030 với tổng kinh phí khoảng hơn 314 tỷ đồng; hỗ trợ nguồn vốn cho địa phương để triển khai thực hiện củng cố hạ tầng thủy lợi, thủy lợi nội đồng.

Bài, ảnh: HÀ NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI:
Đảm bảo thông suốt, ổn định

Triển khai thực hiện Nghị quyết (NQ) của Quốc hội về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và NQ của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã của thành phố Huế giai đoạn 2023 – 2025 là vấn đề quan trọng, cấp bách, bởi từ ngày 1/1/2025, các NQ này sẽ có hiệu lực.

Đảm bảo thông suốt, ổn định
Ổn định lãi suất, tạo đà tăng trưởng

Trong bối cảnh nhu cầu vay vốn của người dân, doanh nghiệp tăng cao dịp cuối năm, nhiều ngân hàng thương mại đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động. Song cùng với đó, để thúc đẩy tín dụng, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế, các ngân hàng phải tìm cách tiết giảm chi phí, nỗ lực giữ ổn định lãi suất cho vay.

Ổn định lãi suất, tạo đà tăng trưởng
Kiềm chế, kiểm soát không để ma túy phát sinh trên diện rộng

Chiều 6/12, UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy và 1 năm thực hiện Kế hoạch 302/KH-UBND ngày 12/9/2023 của UBND tỉnh về nhân rộng công tác chuyển hóa tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy ở địa bàn cấp huyện thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.

Kiềm chế, kiểm soát không để ma túy phát sinh trên diện rộng
Xây dựng biên giới hòa bình, ổn định và phát triển

Chiều 28/11, tại tỉnh Xê Kông, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Xê Kông, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào tổ chức Hội đàm lần thứ XVIII năm 2024 với Đoàn đại biểu Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) 3 tỉnh: Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Kon Tum, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Xây dựng biên giới hòa bình, ổn định và phát triển

TIN MỚI

Return to top