ClockThứ Sáu, 21/10/2022 14:22

Quy hoạch bài bản để xây dựng “Thành phố xe đạp”

TTH.VN - Thành phố Huế đã đầu tư thí điểm tuyến đường đi bộ kết hợp xe đạp dọc sông Hương đoạn từ chùa Thiên Mụ đến đường Chương Dương qua các công viên Kim Long, Phú Xuân, Thương Bạc với tổng chiều dài khoảng 5km.

Thêm điểm “check in” trước thềm xuânTrải nghiệm Cố đô qua những vòng quayKhám phá Huế bằng vespa cổ

Quang cảnh buổi họp

Tại cuộc họp với các sở, ngành liên quan vào sáng 21/10 về công tác quy hoạch và triển khai các tuyến xe đạp trên địa bàn tỉnh, ông Nguyễn Việt Bằng, Phó Chủ tịch UBND TP. Huế cho biết, hiện nay, thành phố triển khai thí điểm giai đoạn 1 với 7 vị trí làm điểm đỗ xe/80 chiếc, phạm vi hoạt động khu vực phía Nam, hai bên bờ sông Hương và khu vực quanh Đại Nội. 

Theo đó, thành phố đã đầu tư cơ bản hoàn chỉnh tuyến đường đi bộ kết hợp xe đạp dọc sông Hương đoạn từ chùa Thiên Mụ đến đường Chương Dương qua các công viên Kim Long, Phú Xuân, Thương Bạc với tổng chiều dài khoảng 5km. Đang triển khai tuyến đường đi bộ kết hợp xe đạp công viên vườn mai và vườn sưu tập dọc sông với chiều dài khoảng 1km.

Tại khu vực phía Nam thành phố, hoàn thành tuyến đường đi bộ kết hợp xe đạp dọc sông Hương, sông An Cựu đoạn bến Toà Khâm cầu ga qua các công viên 3/2, công viên Lý Tự Trọng, với chiều dài khoảng 2,5km. 

Khu vực cồn Dã Viên đã đầu tư hoàn thành tuyến đường đi bộ kết hợp xe đạp xung quanh khu vực phía Đông, với chiều dài khoảng 1km. Đang triển khai tuyến đường đi bộ kết hợp xe đạp xung quanh khu vực phía Tây, với chiều dài khoảng 1,5km...

Sử dụng xe đạp làm phương tiện để du lịch trải nghiệm là giải pháp lý tưởng cho du khách khi đến Huế

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh, việc sử dụng xe đạp làm phương tiện để du lịch trải nghiệm là giải pháp lý tưởng cho du khách khi đến Huế.  Đồng thời đề nghị các cơ quan liên quan phối hợp nghiên cứu quy hoạch tổng thể các tuyến xe đạp trên địa bàn tỉnh một cách bài bản, chuyên nghiệp, sớm triển khai thí điểm các tuyến xe đạp phục vụ người dân và du khách.

Tiêu chí các tuyến xe đạp cần đảm bảo thân thiện với môi trường, được quản lý bằng hệ thống thông minh. Các vị trí tiếp cận phải thuận lợi cho người sử dụng; liên kết với các phương tiện công cộng như nhà chờ xe buýt, bến bãi đỗ xe, bến thuyền; các di sản văn hóa, các khu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh, làng nghề, phố cổ, nhà vườn tại Huế.

L.Thọ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết

Thông tin từ Chi cục Thủy sản tỉnh ngày 20/12, do thời tiết mưa lạnh, diễn biến phức tạp, vừa qua, vùng nuôi cá lồng trên đầm phá tại thôn Thai Dương Hạ Nam, xã Hải Dương (TP. Huế) có 22 lồng cá bị chết với số lượng hơn 14 ngàn con cá ong căn, hồng, mú, nâu, dìa, vẫu, hanh…

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

TIN MỚI

Return to top