ClockThứ Tư, 22/11/2017 17:08

Sẽ sửa chữa Đập Đá chính thức vào cuối tháng 12/2017

TTH.VN - Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh (chủ đầu tư) cho rằng, đó chỉ là sửa chữa tạm thời nhằm đảm bảo an toàn giao thông. Việc sửa chữa Đập Đá chính thức, khắc phục những hư hỏng mặt đường, thân đập sẽ diễn ra cuối tháng 12/2017.

Tình trạng công trình Đập Đá (TP. Huế), vừa mới sửa chữa cấp phối lại đá dăm nhựa đường trên mặt đường hư hỏng trong trận lũ đầu tháng 11 vừa qua đến nay nhiều mảng đường có hiện tượng bong tróc trở lại, khiến dư luận lo lắng, phía chủ đầu tư tiếp tục vá mặt đường. Song một số điểm trên thân, kè đập lại xuất hiện vết nứt.

      

Phần cấp phối đá dăm nhựa đường mới sửa chữa xong đã bong tróc đá trở lại sau mưa lũ những ngày qua

Chiều 22/11, ông Nguyễn Văn Bình, Giám đốc Ban quản lý Dự án Đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, hiện tại, do yêu cầu bức thiết giao thông- đây là công trình vừa kết hợp giao thông và thủy lợi, nối tuyến Nguyễn Sinh Cung và Lê Lợi của TP. Huế nên chủ đầu tư chọn phương án sửa chữa tạm thời.

Theo đó, sau trận lũ đầu tháng 11, đơn vị thi công đã tiến hành cấp phối đá dăm nhựa đường “trám” lại những điểm hư hỏng trên mặt đường thân đập. Việc sửa chữa được tiến hành nhanh chóng nhằm đảm bảo an toàn giao thông sau khi nước lũ rút. “Về lâu dài, sau khi kết thúc đợt bão lũ vào cuối tháng 12/2017 ở Huế, chủ đầu tư sẽ cùng với đơn vị tư vấn thiết kế và chuyên gia, sở ngành họp bàn để tìm phương án khắc phục những hư hỏng, đảm bảo độ bền công trình cũng như tính mỹ quan”, ông Bình khẳng định.

Phần kè, thân đập có hiện tượng nứt, tuy nhiên chủ đầu tư vẫn khẳng định công trình an toàn

Được biết, sau khi sửa chữa xong, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, trên địa bàn tỉnh từ ngày 20-22/11 đã có mưa lớn, cộng với việc điều tiết xả lũ của các hồ thủy điện, thủy lợi, đã khiến nước sông Hương đạt trên báo động II, xấp xỉ báo động III, tràn qua Đập Đá.

Cận cảnh vết nứt trên mặt đường và kè đập

Trong những ngày tới, dự báo tiếp tục có mưa lớn, nên nhiều người dân cho rằng, công trình sẽ tiếp tục xuống cấp khi phải tiếp tục ngâm trong mưa lũ và “gánh” một lượng lớn phương tiện giao thông khi lưu thông trên trục đường này. Về thông tin phần thân, phía kè đập bị nứt sau mưa lũ, ông Bình cho rằng thời gian tới chủ đầu tư sẽ tiếp tục cho kiểm tra, đánh giá lại toàn bộ công trình. “Về cơ bản chỉ bị hư hỏng mặt đường, kết cấu của công trình vẫn an toàn”, ông Bình nói.

Liên tiếp mưa lũ, gánh chịu một lượng phương tiện lớn khiến bề mặt công trình Đập Đá  xuống cấp

Như Báo Thừa Thiên Huế đã thông tin, sau trận lũ đầu tháng 11 vừa qua, nhiều mảng bê tông nhựa trên mặt đường của công trình Đập Đá bị bong tróc. Sau khi lũ rút chủ đầu tư đã tiến hành sửa chữa. Đây là công trình trọng điểm của TP Huế với tổng mức đầu tư gần 22 tỷ đồng, được hoàn thành vào tháng 6/2016.

Tin, ảnh: Hà Nguyên- Lê Thọ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hồ Tả Trạch tăng lưu lượng điều tiết nước

Ngày 16/12, Ban Quản lý đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 5 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã có thông báo gửi các sở, ngành, địa phương về việc điều tiết nước hồ Tả Trạch về hạ du sông Hương.

Hồ Tả Trạch tăng lưu lượng điều tiết nước
Ngày 28/11, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ ở Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi, miền bắc trời rét

Trong 24 giờ qua (từ 1 giờ ngày 27/11 đến 1 giờ ngày 28/11), khu vực tỉnh Hà Tĩnh và các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to như: Cẩm Yên 112,2mm (Hà Tĩnh); Hồ Troóc Trâu 180mm (Quảng Bình); Bạch Mã 159,8mm (Thừa Thiên Huế); Trà Dơn 122,8mm (Quảng Nam); Trà Thanh 121,4mm (Quảng Ngãi); ...

Ngày 28 11, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ ở Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi, miền bắc trời rét
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó với gió mạnh trên biển, mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống bảo đảm kịp thời, hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại. Yêu cầu trên được Thủ tướng Chính phủ đặt ra với Bộ trưởng các bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tại Công điện số 120/CĐ-TTg, ngày 25/11.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

TIN MỚI

Xem thêm Cần siết đo lực bulong
Return to top