ClockThứ Tư, 02/11/2022 07:29

Thị trường bất động sản kỳ vọng tăng trưởng nhờ các chính sách mới

Thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam cuối năm 2022, đầu năm 2023 được các doanh nghiệp kỳ vọng “khởi sắc” nhờ tác động từ các chính sách mới liên quan.

Gỡ “ách tắc” bất động sản: Chuyên gia kiến nghị thúc đẩy chuyển đổi sốSửa Luật Nhà ở, gỡ “rào cản” cho doanh nghiệpHai chính sách nổi bật về nhà ở, đất đai có hiệu lực từ ngày 15/8

Nhiều chính sách mới về khung giá đất, đánh thuế BĐS, pháp lý dự án... sẽ tác động lớn đến thị trường BĐS 2023.

Nhận diện thị trường

Báo cáo thị trường BĐS quý III/2022 mới đây của Hiệp hội BĐS Việt Nam cho thấy, những thị trường lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ… đang ghi nhận sự sụt giảm mối quan tâm của người tìm kiếm BĐS từ 14 - 19%, nguồn cung các phân khúc sản phẩm BĐS giảm từ 9 - 50% so với cùng kỳ năm trước.

Theo ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn (Kênh thông tin dịch vụ BĐS số 1 Việt Nam), việc “nghẽn” nguồn vốn vào thị trường là nguyên nhân hàng đầu của sự sụt giảm. Thực tế, tình trạng khát vốn của các chủ đầu tư đã diễn ra từ đầu năm đến nay, các nguồn vốn chính vào thị trường đều đang bị thu hẹp. Bên cạnh đó, nguồn vốn từ trái phiếu BĐS năm 2022 cũng giảm.

Hiệp hội BĐS Việt Nam dự báo quý IV/2022, thị trường có thể sẽ tăng trưởng, nhưng chỉ tập trung chủ yếu ở loại hình chung cư, khi các chủ đầu tư đang bắt đầu mở bán hàng rầm rộ ở những phân khúc dành cho người mua ở thật. Đất nền dự báo cũng sẽ bớt khó khăn khi nhu cầu nhà đầu tư tìm kiếm tăng cao và tìm kênh “trú ẩn” vốn an toàn, cộng với thời điểm cuối năm Chính phủ đẩy mạnh đầu tư công và giải ngân. Ngoài ra, trong quý IV, các dòng lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh thường đổ vào BĐS, lượng kiều hối đổ về nước dự kiến năm nay thu hút 14 - 16 tỷ USD là trợ lực dòng tiền giúp thị trường thanh khoản tốt hơn.

Còn những tháng đầu năm 2023, mặc dù còn khó khăn, nhưng thị trường sẽ dần ổn định, nhà đầu tư sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận các phân khúc thị trường, khi chính sách liên quan đến lãi suất tín dụng, tỷ giá được ban hành ổn định. Thị trường cũng sẽ được hỗ trợ bởi chính sách 2% cho doanh nghiệp (gói 25.000 tỷ đồng) và người mua nhà (gói 15.000 tỷ đồng).

Ba chính sách mới sẽ tác động đến thị trường BĐS 2023

Những chính sách mới liên quan khung giá đất, đánh thuế BĐS, pháp lý dự án... dự báo sẽ mang đến những tác động lớn với thị trường BĐS 2023.

Thị trường BĐS đang trải qua giai đoạn khó khăn khi nhiều dự án ngừng trệ do thiếu vốn, thanh khoản suy giảm.

Nghị định số 42/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan Nhà nước ban hành ngày 24/6/2022, có hiệu lực từ ngày 15/8/2022 quy định rõ việc sử dụng thông tin dữ liệu thị trường nhà ở. Nghị định nêu rõ hình thức khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường BĐS, gồm: Dữ liệu online từ cổng thông tin của hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường BĐS (đường link: https://www.batdongsan.xaydung.gov.vn) hoặc qua cổng thông tin điện tử của các Sở xây dựng. Nghị định cũng yêu cầu các chủ đầu tư dự án BĐS phải cung cấp thông tin, dữ liệu về dự án, sản phẩm đủ điều kiện giao dịch và lượt giao dịch cho các Sở xây dựng (gồm: Thông tin kê khai, cơ cấu sản phẩm BĐS, điều kiện chuyển nhượng của dự án…), nhằm minh bạch thông tin thị trường, tạo niềm tin cho nhà đầu tư.

Nghị Quyết 18-NQ/TW về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao" được Ban Chấp hành Trung ương ban hành ngày 16/6/2022, hướng tới bảo đảm hài hòa lợi ích của người dân, nhà đầu tư và Nhà nước trong quản lý và sử dụng đất, giảm thiểu tiêu cực, lãng phí, tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến đất đai. Qua đó, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước; đồng thời, giúp quyền lợi của người dân được đảm bảo hơn, việc sử dụng đất linh hoạt hơn, tiếp tục thực hiện cơ chế tự thoả thuận giữa người dân và doanh nghiệp trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện các dự án đô thị, nhà ở thương mại.

Nghị Định 65/2022/ND-CP của Chính phủ ban hành ngày 16/9/2022 sửa đổi bổ sung Nghị định 153/CP về chào bán trái phiếu riêng lẻ, nhằm tăng trách nhiệm của nhà đầu tư khi mua trái phiếu doanh nghiệp, như nhà đầu tư phải đọc bản công bố thông tin và tự ký xác nhận việc tiếp nhận đầy đủ những thông tin doanh nghiệp công bố và chịu trách nhiệm về việc đầu tư trái phiếu doanh nghiệp. Nghị định 65/CP còn giúp thị trường trái phiếu trong nước minh bạch thông tin huy động được nguồn vốn trung và dài hạn hiệu quả trên thị trường, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp BĐS có năng lực, uy tín huy động vốn để triển khai các dự án chất lượng, khơi thông nguồn cung.

Theo Báo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải thiện môi trường nước TP. Huế

Để đảm bảo Dự án (DA) Cải thiện môi trường nước TP. Huế được thực hiện đầy đủ các hạng mục theo quy mô đầu tư được duyệt, hoàn thành tất cả mục tiêu đề ra, nâng cao hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn vay, UBND tỉnh đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư DA với thời gian thực hiện đến ngày 31/12/2025.

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải thiện môi trường nước TP Huế
Triển khai chương trình tài trợ thương mại mới cho các thị trường mới nổi

Tập đoàn tài chính đa quốc gia HSBC và Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC) của Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ cùng nhau cung cấp vốn cho các giao dịch thương mại, với giá trị lên tới 1 tỷ USD. Động thái này nhằm giúp lấp đầy khoảng trống về tài trợ cho thương mại tại các thị trường mới nổi.

Triển khai chương trình tài trợ thương mại mới cho các thị trường mới nổi
THỊ TRƯỜNG GIÁO DỤC ASEAN:
Xu hướng và cơ hội đầu tư

Trong bối cảnh Đông Nam Á đang tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế và biến đổi xã hội, vai trò của giáo dục trong việc bồi dưỡng lực lượng lao động có kỹ năng chưa bao giờ quan trọng hơn thế. Giáo dục - với tư cách là động lực chính thúc đẩy năng lực cạnh tranh kinh tế và tính di động xã hội, đóng vai trò trung tâm trong quá trình chuyển đổi này. Các chính phủ trên khắp khu vực đang thực hiện các cải cách đầy tham vọng và tích cực kêu gọi đầu tư nước ngoài để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về giáo dục chất lượng ở mọi cấp độ, từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học và sau đại học.

Xu hướng và cơ hội đầu tư

TIN MỚI

Return to top