ClockThứ Bảy, 02/11/2024 17:57

Xóa nghèo ở An Hòa: Hỗ trợ kịp thời, đúng người đúng việc

TTH - Phường An Hòa (TP. Huế) có địa bàn rộng, dân cư đông với hơn 3.400 hộ, trong đó đa số người dân sống dựa vào nông nghiệp, làm nghề thời vụ nên đời sống gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các hộ nghèo và cận nghèo. Song, nhờ triển khai quyết liệt nhiều giải pháp nên năm 2024, phường đã “xóa” 6 hộ nghèo, đưa số hộ nghèo toàn phường đến cuối tháng 10/2024 còn 15 hộ.

Giảm nghèo từ hỗ trợ sinh kếTập trung nguồn lực phát triển vùng dược liệu tại A LướiDân vận xóa đói, giảm nghèo ở Lâm Đớt

Mặt trận và các đoàn thể phường An Hòa tổ chức “Bếp cơm nghĩa tình” 1 tháng/lần với 100 suất cơm miễn phí dành tặng hộ nghèo, hộ cận nghèo 

Khóa đào tạo kỹ thuật chế biến món ăn và vệ sinh an toàn thực phẩm (do Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên TP. Huế phối hợp với UBND phường An Hòa tổ chức) đã giúp nhiều hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo trên địa bàn có cơ hội tìm được việc làm và có thu nhập ổn định. Cùng với công tác đào tạo nghề, thời gian qua chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể đã huy động nguồn lực hỗ trợ con giống, sửa chữa nhà cùng nhiều chính sách ưu đãi khác giúp người nghèo thoát nghèo bền vững.

Chị Nguyễn Thị Hương, hộ nghèo ở tổ dân phố 1. Chị Hương là mẹ đơn thân, nuôi 3 con ăn học lại không có nghề nghiệp ổn định nên kinh tế gặp nhiều khó khăn. Sau khi được phường hỗ trợ 50 con gà giống trị giá 3 triệu đồng và tham gia khóa đào tạo nghề chế biến món ăn, hiện chị Hương đã có cuộc sống ổn định từ chăn nuôi gà và làm thời vụ cho các cơ sở nấu ăn. Đầu tháng 10/2024, chị Hương ra khỏi danh sách hộ nghèo.

Bà Phạm Thị Tuyết Nhung, Phó Chủ tịch UBND phường An Hòa cho biết, thực hiện chủ trương của UBND TP. Huế về triển khai công tác giảm nghèo, phường đã thành lập Ban chỉ đạo (BCĐ) giảm nghèo, phân công cho thành viên BCĐ phối hợp với cơ sở tìm hiểu thực tế hoàn cảnh của các hộ nghèo để có định hướng giảm nghèo cho các hộ đến năm 2025 (ngoài những hộ nghèo bền vững). Qua tìm hiểu nguyên nhân, BCĐ đã tìm ra phương pháp giảm nghèo phù hợp cho từng hộ, như: Hỗ trợ tìm việc làm, vay vốn, hỗ trợ tiền mua phương tiện sản xuất, hỗ trợ giáo dục…, sau đó giao cho các ban ngành đoàn thể cùng phối hợp để triển khai thực hiện. Ngoài ra, các tiểu ban BCĐ giảm nghèo tổ dân phố vận động các cá nhân để giúp đỡ những hộ nghèo về phương tiện xe đạp, sách vở, quạt máy, gạo, thực phẩm…

Trong năm 2024, phường đã trao chứng chỉ đào tạo sơ cấp nghề kỹ thuật chế biến món ăn và vệ sinh an toàn thực phẩm cho 30 hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo; phối hợp với Mặt trận và các đoàn thể tiến hành sửa chữa nhà tạm, nghiệm thu, đưa vào sử dụng 4 nhà của 1 nhà hộ nghèo và 3 nhà hộ cận nghèo, với tổng kinh phí trên 53 triệu đồng; vận động kinh phí hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân tặng 91 suất quà cho các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo. Từ tháng 7/2024 đến nay, Mặt trận và các đoàn thể đã duy trì “Bếp cơm nghĩa tình” tặng cơm cho người nghèo trên địa bàn phường 1 tháng/lần với 100 suất cơm miễn phí trị giá 2 triệu đồng/1 lần. Ngoài ra, Ủy ban MTTQVN phường đã trích quỹ “Vì người nghèo” hỗ trợ 3 triệu đồng, Hội LHPN hỗ trợ 1 triệu đồng, hệ thống chính trị tổ dân phố 1 đã hỗ trợ 1 triệu đồng cho 1 hộ nghèo đăng ký thoát nghèo cuối năm 2024, nhằm tạo động lực để các hộ nghèo nỗ lực thoát nghèo và từng bước ổn định cuộc sống.

Theo bà Phạm Thị Tuyết Nhung, tiếp tục thực hiện mục tiêu giảm nghèo, phường chỉ đạo thành viên BCĐ giảm nghèo phụ trách địa bàn nắm chắc nguyên nhân cụ thể của từng hộ nghèo, cận nghèo và chỉ tiêu thiếu hụt, tâm tư nguyện vọng của từng hộ để tìm giải pháp, có hướng hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng, đúng người, đúng việc. Đồng thời, tập trung hỗ trợ những hộ có khả năng thoát nghèo, thoát cận nghèo trong năm 2025 để những hộ đó thoát nghèo, thoát cận nghèo một cách bền vững và không để tái nghèo, tái cận nghèo trong những năm tới.

Bài, ảnh: KHÁNH THƯ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khi người dân có “điểm tựa”

Từ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các tổ chức, đoàn thể và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, người dân Phú Vang đã nỗ lực vươn lên, chung sức cùng địa phương thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế.

Khi người dân có “điểm tựa”
TP. Huế triển khai rà soát hộ nghèo giai đoạn 2022 - 2025

Nội dung trên vừa được UBND TP. Huế triển khai nhằm rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2024 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025 và xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có mức sống trung bình trên địa bàn thành phố (viết tắt là rà soát hộ nghèo).

TP Huế triển khai rà soát hộ nghèo giai đoạn 2022 - 2025
Hương Vân giảm nghèo

Với nhiều giải pháp thiết thực trong phát triển kinh tế hộ gia đình, phường Hương Vân trở thành đơn vị dẫn đầu của thị xã Hương Trà về công tác giảm nghèo.

Hương Vân giảm nghèo
Vay vốn thực hiện mô hình nông nghiệp thoát nghèo

Được chính quyền, hội đoàn thể hỗ trợ tư vấn một số mô hình kinh tế phù hợp, thông qua nguồn vốn chính sách, nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện A Lưới đã phát triển sản xuất nông nghiệp, từng bước thoát nghèo bền vững.

Vay vốn thực hiện mô hình nông nghiệp thoát nghèo
Sinh kế cho nữ nông dân nghèo

Được tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ nguồn vốn mỗi người 3,2 triệu đồng, 1.000 nữ nông dân trên địa bàn tỉnh có điều kiện phát triển kinh tế theo mô hình mình lựa chọn. Đó là kết quả ý nghĩa của dự án “Phục hồi sinh kế sau COVID-19 cho nữ nông dân tại các xã đặc biệt khó khăn và các xã khó khăn” do Đại sứ quán New Zealand tài trợ.

Sinh kế cho nữ nông dân nghèo
Return to top