ClockThứ Năm, 13/07/2023 14:47

Xoay xở thích ứng với khó khăn

TTH - Khi công ty không đủ đơn hàng cho công nhân tăng ca, thậm chỉ phải giảm giờ làm, nhiều công nhân các ngành dệt may, da giày, gỗ… thích ứng bằng cách làm thêm việc để tăng thu nhập.

Khởi công “Mái ấm công đoàn” cho đoàn viên khó khănNiềm vui “Mái ấm Công đoàn”

leftcenterrightdel
 Được hỗ trợ Mái ấm công đoàn chị Pham Thị Liên được tiếp động lực vượt khó khăn

Thêm nghề thợ “đụng”

Tan ca, về đến nhà lúc 2h30 chiều, chị Phạm Thị Lan công nhân Khu công nghiệp (KCN) Phú Bài thay vội bộ quần áo rồi qua nhà chị Hương gần nhà lột vỏ hạt sen thuê. Chị Lan kể, từ ngày công ty không tăng ca, ngoài làm công nhân may, tôi có thêm nghề thợ đụng. Khi chưa tới mùa thu hoạch sen, tôi đi phụ bán nước mía, có hôm đi lau dọn nhà thuê. Ngày nào cũng thêm ngoài giờ vài ba tiếng. “Vất vả chút nhưng mỗi tháng tôi kiểm thêm được gần 2 triệu đồng, bù khoản tiền không tăng ca tại công ty, vì vậy không lo đói”, chị Lan bộc bạch.

Anh Lê Trọng Hùng (32 tuổi) ở xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy - công nhân may hàng xuất khẩu ở Công ty TNHH MTV Takson Huế cho biết, thu nhập 6 tháng vừa qua quá thấp. Số tiền nhận được hàng tháng bằng công việc mà anh theo đuổi suốt nhiều năm qua không đủ để trang trải cuộc sống.

Với những áp lực "cơm, áo, gạo, tiền" đè nặng, Hùng đã nghĩ cách để kiếm thêm tiền nhằm xoay xở chi phí sinh hoạt. Sau thời gian đi làm ở công ty, Hùng đăng ký chạy xe ôm công nghệ và bật cùng lúc ba dịch vụ: giao đồ ăn, giao hàng, chở khách. "Nếu được làm toàn ca, thì sau khi rời công ty, tôi bật ứng dụng chạy thêm 3 tiếng đồng hồ, tới 10 giờ đêm. Còn ngày nào nghỉ vì không có đơn hàng, tôi chạy xe ôm công nghệ cả ngày", Hùng kể.

Nhờ vậy, Hùng đã tự mình giải được bài toán thiếu thốn đã gặp phải. Hùng hy vọng thời gian tới được làm việc ở công ty một cách xuyên suốt, được tăng ca nhiều hơn.

Trong khi đó, anh Nguyễn Thanh Lâm ở xã Thủy Phương, công nhân Công ty TNHH Sản xuất chế biến gỗ Thừa Thiên Huế lại xin giữ xe thêm cho quán cà phê. Anh Lâm kể, trước đây, anh được làm từ 8-12 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Gần đây, thời gian được ngồi ở xưởng đã rút ngắn lại, có ngày phải nghỉ làm. Và, “trong cái khó ló cái khôn", chính thu nhập khá thấp khiến đời sống bấp bênh đã trở thành động lực để anh tìm việc làm thêm.

"Tôi may mắn được trực vào ca tối từ 18 giờ đến 22 giờ nên không ảnh hưởng thời gian làm việc ở công ty. Nhờ vậy mà có thêm đồng ra đồng vào, bù được khoản thu nhập bằng tiền công công nhân bị hụt giảm", anh Lâm chia sẻ.

Đồng hành hỗ trợ

Mái ấm công đoàn của chị Phạm Thị Liên, công nhân KCN Phú Bài được khánh thành là sự động viên kịp thời, giúp chị vượt qua khó khăn khi thu nhập bị ảnh hưởng. Chị Liên kể, giữa năm 2022, chị được Quỹ Mái ấm công đoàn tỉnh hỗ trợ 40 triệu đồng, cộng tiền tích cóp nhiều năm nay, vợ chồng chị đã khởi công xây nhà kiên cố. Thời điểm khánh thành nhà, cả công ty vợ và công ty chồng đều khó khăn đơn hàng, hai vợ chồng bị gián đoạn thu nhập. “Nhưng nhờ có ngôi nhà mới, vợ chồng tôi như được tiếp sức mạnh, chịu khó làm thêm nhiều việc khác nhau để vượt qua, mấy tháng nay công ty đã có đơn hàng trở lại, thu nhập đã ổn định hơn”,  chị Liên cho hay.

Theo ông Trần Quang Vinh, Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh, qua nắm bắt trên địa bàn tỉnh, tỷ lệ người lao động (NLĐ) bị chấm dứt hợp đồng không hàng loạt như một số tỉnh, thành khác. Chưa kể, bên cạnh doanh nghiệp (DN) chấm dứt hợp đồng, cũng có DN tuyển dụng thêm lao động. Nhưng thực tế số đông, tuy không cắt giảm lao động nhưng DN cũng chỉ đủ đơn hàng để đảm bảo việc làm cho NLĐ, ít có DN tăng ca. Vì vậy, việc công nhân lao động làm thêm ngoài giờ để tăng thu nhập thể hiện sự chịu khó, không chấp nhận hoàn cảnh của công nhân lao động, cố gắng tự lo cho bản thân để cùng DN vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Đồng hành với NLĐ bị ảnh hưởng do DN thiếu đơn hàng, LĐLĐ tỉnh vừa trao hỗ trợ 257 người là đoàn viên, NLĐ với tổng kinh phí hơn 300 triệu đồng. Đây là số lao động thuộc diện hỗ trợ theo Quyết định 6696 của Tổng LĐLĐ Việt Nam về việc thực hiện chính sách hỗ trợ đoàn viên công đoàn, NLĐ bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do DN bị cắt, giảm đơn hàng. Cùng với đó, LĐLĐ tỉnh huy động mọi nguồn để chăm lo đời sống cho công nhân lao động. Trong đó, ưu tiên công nhân nghèo, có hoàn cảnh khó khăn bị cắt giảm việc làm do DN thiếu đơn hàng. Riêng tháng công nhân vừa qua, LĐLĐ tỉnh trao tặng 11 Mái ấm công đoàn trị giá 320 triệu đồng; trao 250 suất quà, mỗi suất 1 triệu đồng cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn. Tại cở sở, các đơn vị cũng vận động thêm nhiều nguồn khác nhau để cùng chăm lo đoàn viên, NLĐ. “Đối với những NLĐ bị chấm dứt hợp đồng lao động, công đoàn các cấp tăng cường kết nối, giới thiệu việc làm, hướng dẫn các bước làm thủ tục khi tạm hoãn hợp đồng lao động để bảo vệ quyền lợi cho đoàn viên, NLĐ”, ông Trần Quang Vinh cho biết.

Bài, ảnh: Hải Thuận
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân

Sáng 24/4, tại Khu công nghiệp huyện Phong Điền, Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tỉnh phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024 với chủ đề "Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng" và Tháng Công nhân với chủ đề "Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết".

Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân
Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống

Các nước trên toàn thế giới đã dành 2 năm qua để soạn thảo một hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch. Nhưng hiện vẫn còn khá xa để đạt được đồng thuận về các vấn đề quan trọng như công bằng vaccine và giám sát mầm bệnh.

Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống

TIN MỚI

Return to top