Thể thao

SEA Games 29 & ấn tượng Việt Nam

ClockThứ Năm, 31/08/2017 18:18
TTH.VN - Thừa Thiên Huế cũng có sự đóng góp. Với Lê Minh Thuận (karatedo) và Trần Thị Yến Hoa (điền kinh), các vận động viên đến từ Thừa Thiên Huế đã giành được 2 huy chương vàng đồng đội, 1 huy chương vàng cá nhân cùng một kỷ lục SEA Games.

Yến Hoa (trái) cùng các đồng đội trong phút giây lịch sử lần đầu tiên Việt Nam đoạt HCV và phá kỷ lục SEA Games ở nội dung 4 x 100m nữ. Ảnh: Internet

Đang vui mừng với chiến thắng trong cuộc đua 5.000m, bất ngờ nhìn thấy đồng đội là Phạm Thị Huệ quỵ ngã vì kiệt sức, cô gái vàng Nguyễn Thị Oanh không thoáng chần chừ đã vội nhanh chóng quay lại để dìu người đồng đội. Và rồi, cả hai cùng về đích trong niềm vui chiến thắng dưới lá cờ Tổ quốc tung bay. Phạm Thị Huệ cũng là cô gái nổi tiếng và kỳ lạ của đoàn thể thao Việt Nam. Trước đó, Huệ đã có tấm huy chương vàng cho riêng mình khi về nhất ở nội dung chạy 10.000m. Còn điều kỳ lạ nằm ở chỗ, cô thi đấu mà không mang giày.

Gặp võ sĩ nước chủ nhà Malaysia Misty Philip trong trận chung kết kumite hạng cân 68kg (karatedo), Nguyễn Thị Hồng Anh đã bị đối phương dẫn trước 1 - 3 tới gần hết trận. Không hề nản chí, Hồng Anh kiên trì tấn công và dồn ép đối thủ. Bằng một cú đá vòng cầu chuẩn xác, Hồng Anh đã đảo ngược tình thế và giành chiến thắng. Với cú ra đòn hiểm hóc này, Hồng Anh được các trọng tài chấm ba điểm, vượt lên giành chiến thắng 4 - 3. Thật quá tuyệt vời, khó diễn tả hết những cảm xúc khi mà trận đấu lúc đó chỉ còn vài giây nữa là kết thúc.

Đó là 2 trong số nhiều câu chuyện ấn tượng về thể thao Việt Nam tại SEA Games 29. Nó cho thấy tài năng, tinh thần đồng đội và ý chí thi đấu quên mình vì màu cờ sắc áo của vận động viên Việt Nam. Dù không đạt được mục tiêu đặt ra nhưng với 8 huy chương vàng và 2 huy chương bạc giành được, Nguyễn Thị Ánh Viên xứng đáng với danh hiệu vận động viên có nhiều huy chương nhất SEA Games 29. Một tuần lễ thi đấu liên tục, mỗi ngày 2 - 3 nội dung, xuống nước nhiều lần cả buổi sáng lẫn buổi tối, có khi chỉ tranh thủ nghỉ vài chục phút lại thi tiếp, Ánh Viên là biểu tượng cho thấy tài năng, sức mạnh và sự dẻo dai hiếm có của người Việt.

Điều đáng nói, không tự bằng lòng, cô gái đến từ Cần Thơ luôn giữ được sự hồn nhiên, chất phác và cả sự tinh nghịch dễ thương. Vừa thi đấu xong, Ánh Viên đã lao vào cổ vũ đàn em Kim Sơn đến khản cả giọng. Và rồi, không biết có phải nhờ chị Ánh Viên hay không mà cậu bé An Giang thi đấu như "lên đồng". Kim Sơn đã giành huy chương vàng và phá kỷ lục SEA Games ở nội dung bơi cự ly 400m, một kỳ tích khi biết rằng em mới 15 tuổi. Kim Sơn kể: “Chị Viên thấy Sơn đã bơi đúng chiến thuật mà vẫn kém đối thủ nên la hét suốt. Bản thân em cũng cảm thấy hoảng nhưng sau đó tập trung và đã thiđấu hết sức”.

SEA Games 29 đã có những phút giây chứng kiến những kỳ tích mang tên Việt Nam. Đó là lúc đội nữ Việt Nam lần đầu tiên giành huy chương vàng và phá kỷ lục SEA Games ở môn chạy tiếp sức nữ 4 x 100m. Như xát vào nỗi đau của người Thái thống trị của môn điền kinh là sự xuất hiện cái tên Việt Nam: Lê Tú Chinh. Với hattrich tuyệt vời, cô gái chỉ mới 20 tuổi Lê Tú Chinh đang là “nữ hoàng tốc độ”, không chỉ của Việt Nam mà của cả Đông Nam Á. Từ chỗ danh phận chỉ “thường thường bậc trung”, điền kinh Việt Nam đã lên ngôi đầu ở Đông Nam Á với thành tích 17 tấm huy chương vàng, gần gấp đôi số huy chương vàng mà người Thái giành được.

Cuối cùng, Thừa Thiên Huế cũng đã có sự đóng góp. Với Lê Minh Thuận (karatedo) và Trần Thị Yến Hoa (điền kinh), các vận động viên đến từ Thừa Thiên Huế đã giành được 2 huy chương vàng đồng đội, 1 huy chương vàng cá nhân cùng một kỷ lục SEA Games. Ba lần thi đấu đoạt 3 huy chương vàng, các vận động viên Thừa Thiên Huế đã có một kỷ lục “bất thành văn” không chỉ với SEA Games mà còn với nhiều giải thể thao lớn trên thế giới, mỗi lần ra sân thi đấu là sở hữu ngay một tấm huy chương vàng.

Đình Nam

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam

Trong các cuộc chiến tranh giữ nước suốt chiều dài lịch sử dân tộc, cùng với sử dụng sức mạnh quân sự để đánh bại kẻ thù xâm lược, dân tộc Việt Nam đã phát huy cao độ yếu tố chính nghĩa và nhân văn của cuộc chiến tranh đang tiến hành để đánh bại kẻ xâm lược phi nghĩa. Tiếp nối truyền thống đó, trong và sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng, Chính phủ và Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nhất quán chủ trương đối xử khoan hồng, nhân đạo đối với tù, hàng binh.

Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam
Hải quân Nhân dân Việt Nam: 69 năm hành trình giữ biển

Ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng ra Nghị định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể, là “cơ quan giúp Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo các lực lượng phòng thủ bờ bể, tổ chức đào tạo cán bộ, nhân viên thủy thủ; sản xuất, sửa chữa dụng cụ, phương tiện về thủy quân; xây dựng các thủy đội để bàn giao cho các khu và liên khu làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên các vùng sông, biển”; trở thành mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Hải quân Nhân dân Việt Nam 69 năm hành trình giữ biển
Return to top