Thế giới

10,5 triệu trẻ em trên thế giới mồ côi hoặc mất người chăm sóc vì COVID-19

ClockThứ Tư, 07/09/2022 18:44
TTH.VN - Trang USA Today hôm nay trích dẫn một nghiên cứu vừa được công bố cho biết trên toàn thế giới, ước tính có khoảng 10,5 triệu trẻ em đã mất cha mẹ hoặc người chăm sóc chính vì đại dịch COVID-19.

Gần 2.000 trẻ em ở Australia mất cha mẹ do đại dịch COVID-19

10,5 triệu trẻ em trên thế giới đã mồ côi hoặc mất người chăm sóc vì COVID-19. Ảnh: The Hill

Được đăng tải trên tạp chí JAMA Pediatrics, nghiên cứu đã xem xét dữ liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về số ca tử vong vượt mức dự báo tính đến tháng 5/2022, phát hiện ra rằng 7,5 triệu trẻ em trên toàn cầu đã mồ côi cha hoặc mẹ hoặc cả hai, trong khi 3 triệu trẻ khác mất người chăm sóc chính do đại dịch.

Từ đó, các tác giả của nghiên cứu kêu gọi các quan chức y tế công cộng giải quyết những tác động lâu dài trước nỗi đau của những đứa trẻ đã mất người chăm sóc vì COVID-19, bên cạnh việc tiêm chủng và các biện pháp phòng ngừa.

“Hành động hiệu quả, quan tâm để bảo vệ trẻ em khỏi những tác hại trước mắt và lâu dài của COVID-19 là một sự đầu tư cho tương lai và là một yêu cầu cấp bách về sức khỏe cộng đồng”, nghiên cứu nhấn mạnh.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, trẻ em mồ côi hoặc mất người chăm sóc phải đối mặt với nguy cơ nghèo đói, bị lạm dụng và các thách thức về sức khỏe tâm thần cao hơn, cùng với những trở ngại khác.

Bà Terri Powell, phó giáo sư sức khỏe tại Đại học Johns Hopkins cho rằng “COVID-19 không chỉ là một căn bệnh cá nhân, mà thực sự là một căn bệnh gia đình” khi nó không chỉ khiến nhiều người thiệt mạng mà còn ảnh hưởng đến con cái của họ.

Dữ liệu từ nghiên cứu cho thấy số trẻ bị tổn thương vì mất người chăm sóc ở châu Phi và Đông Nam Á cao hơn so với ở châu Âu, Bắc Mỹ và Nam Mỹ, trong đó, số trẻ bị ảnh hưởng nhiều nhất là Ấn Độ, Indonesia, Ai Cập, Nigeria và Pakistan. 

Vào mùa thu năm 2021, một nghiên cứu của Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP) ước tính ít nhất 140.000 trẻ em trên khắp nước này đã mất người chăm sóc chính hoặc phụ do COVID-19. Từ đó đến nay, con số này đã tăng lên ít nhất là 209.000 trẻ, theo một ước tính từ Đại học Hoàng gia London.

Nghiên cứu của AAP cũng cho thấy sự chênh lệch chủng tộc đáng kể giữa những trẻ em bị ảnh hưởng, trong đó trẻ da màu chiếm 65% tổng số trẻ mồ côi do COVID-19 tình đến tháng 6/2021.

Theo phó giáo sư Powell, nhận thức được những chênh lệch này chính là chìa khóa để giải quyết các cuộc khủng hoảng sức khỏe trong tương lai, đồng thời cũng để cung cấp dịch vụ chăm sóc phù hợp cho những trẻ bị ảnh hưởng bởi COVID-19.

Tại Mỹ, ông bà, cô dì, anh chị em họ - những người chăm sóc là họ hàng - thường sẽ thế vào khoảng trống do mất đi người chăm sóc của một đứa trẻ, nhưng họ phải đối mặt với rất nhiều thách thức, từ việc thiếu đào tạo về cách giúp một đứa trẻ đối phó với tổn thương, cho đến những thách thức về tài chính và nguồn lực khi gia đình có thêm một thành viên mới.

Được biết, cơ quan lập pháp California đang xem xét một dự luật trong đó sẽ thiết lập tài khoản quỹ tín thác cho những trẻ em có cha mẹ hoặc người giám hộ đã chết vì COVID-19.

BẢO NGHI (Lược dịch từ USA Today)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dành mọi điều tốt đẹp nhất cho trẻ em

Sáng 25/6, Hội Bảo vệ Quyền trẻ em (BVQTE) tỉnh cùng Sở Văn hóa và Thể thao, Trung tâm Công tác xã hội (CTXH) và Quỹ Bảo trợ Trẻ em tỉnh phối hợp tổ chức ngày hội Trẻ em và gia đình năm 2024 với chủ đề “Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương - Dành mọi điều tốt đẹp nhất cho trẻ em”.

Dành mọi điều tốt đẹp nhất cho trẻ em
Nỗ lực kéo giảm suy dinh dưỡng cho trẻ em miền núi

Năm 2023, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi (SDDTC) vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi chiếm tỷ lệ 18% so với toàn tỉnh 8,1%, đặt ra nhiều thách thức trong việc nâng cao chất lượng dân số. Các ban, ngành đang nỗ lực tổ chức nhiều kế hoạch, chương trình nhằm cải thiện thể trạng cho nhóm trẻ này.

Nỗ lực kéo giảm suy dinh dưỡng cho trẻ em miền núi
Ưu tiên nguồn lực cải thiện điều kiện sống cho trẻ em

Không riêng Thừa Thiên Huế, hiện vẫn còn nhiều trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là các em thuộc gia đình nghèo còn thiếu thốn. Các em không có những phòng học khang trang, không có đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập.

Ưu tiên nguồn lực cải thiện điều kiện sống cho trẻ em
Thay đổi để nói lên tiếng nói của trẻ em

Bằng cách đa dạng hóa các hình thức giáo dục, tuyên truyền, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh giúp các thành viên Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” nâng cao kiến thức Quyền trẻ em, Luật Trẻ em 2016 và Công ước Quyền Trẻ em, các kiến thức về phòng, chống tai nạn đuối nước, xâm hại trẻ em, bạo lực học đường; từ đó góp phần giáo dục toàn diện, tăng cường kỹ năng sống cho các em.

Thay đổi để nói lên tiếng nói của trẻ em
Gửi yêu thương đến trẻ em yếu thế

Sáng 8/6, Hội Người khuyết tật - Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi tỉnh phối hợp với Hội đồng hương Thừa Thiên Huế tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức chương trình trao quà đến các trung tâm, cơ sở nuôi dạy trẻ em yếu thế trên địa bàn.

Gửi yêu thương đến trẻ em yếu thế
Return to top