Thế giới

2 lĩnh vực giúp ASEAN đi đúng lộ trình đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế

ClockThứ Ba, 30/07/2024 15:06
TTH.VN - Tạp chí The Business Times ngày hôm nay (30/7) đăng tải bài viết cho hay, Đông Nam Á có thể sẵn sàng để kết thúc năm 2024 một cách mạnh mẽ, nhờ sự phục hồi của chu kỳ điện tử toàn cầu và sự phục hồi vững chắc của lĩnh vực du lịch.

Singapore là điểm đến an toàn nhất thế giới đối với khách du lịchASEAN+3 tăng trưởng ổn định nhờ xuất khẩu, du lịch và nhu cầu nội địa tăng

 Khách du lịch tham quan thủ đô Bangkok, Thái Lan. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Cụ thể, chu kỳ điện tử toàn cầu tăng trưởng được dự kiến sẽ thúc đẩy tăng trưởng ở Singapore, Việt Nam, Malaysia và Philippines; trong khi sự phục hồi liên tục của lĩnh vực du lịch nhờ chính sách thị thực được nới lỏng hơn có thể sẽ thúc đẩy tăng trưởng của nhiều nền kinh tế, đặc biệt là Thái Lan, Malaysia và Singapore.

Đơn đặt hàng tăng

Ông Frederic Neumann, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á của Ngân hàng HSBC cho biết, các đơn đặt hàng mới đối với thiết bị điện tử tiêu dùng trên toàn cầu đã bắt đầu “tăng tốc rất đáng kể”.

Trong báo cáo triển vọng kinh tế quý III năm nay, ông Frederic Neumann cùng với các nhà kinh tế khác của ngân hàng này nhận định: “Điều đó cho thấy chu kỳ công nghệ rộng hơn ở khu vực châu Á có thể được nâng cao, vượt ra ngoài phần cứng liên quan đến công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và mang lại lợi ích cho nhiều nhà sản xuất và nền kinh tế hơn, đặc biệt là ở Đông Nam Á”.

Báo cáo cũng trích dẫn Malaysia làm ví dụ; đồng thời lưu ý, mặc dù quốc gia này kém phát triển hơn trong quá trình phục hồi xuất khẩu điện tử, do sự tiếp cận hạn chế đối với phần cứng công nghệ AI, nhưng sự sụt giảm trong các lô hàng công nghệ của quốc gia này có vẻ đang chậm lại.

Đặc biệt, ngành công nghiệp bán dẫn được cho là môi trường thử nghiệm mới đối với một số nền kinh tế ASEAN, đặc biệt là Malaysia, Singapore, Việt Nam, và Philippines.

Ngược lại, các nền kinh tế ASEAN khác có sự tiếp cận thấp hơn đối với điện tử, chẳng hạn như Indonesia khó có thể hưởng lợi từ sự phục hồi này. Theo các nhà kinh tế, những yếu tố có khả năng thúc đẩy tăng trưởng ở Indonesia trong nửa cuối năm là chính sách tài khóa mở rộng và tiêu dùng tư nhân linh hoạt.

Bên cạnh đó, các nhà kinh tế nhìn chung kỳ vọng Indonesia sẽ cắt giảm lãi suất chuẩn, hiện ở mức 6,25% và không đổi kể từ tháng 4 năm nay, sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) cắt giảm lãi suất vào tháng 9 như hầu hết các dự báo đã đưa ra.

Du lịch tiếp tục phục hồi

Trong khi lượng khách du lịch đến Indonesia tính đến tháng 5 trong năm nay chỉ bằng 83% so với mức trước đại dịch trong năm 2019, con số này vẫn đánh dấu sự cải thiện so với cùng kỳ năm ngoái.

Các nền kinh tế ASEAN khác đã phục hồi du lịch tốt hơn, đáng chú ý là Thái Lan, Malaysia và Singapore, những nơi đã ký kết các thỏa thuận miễn thị thực với Trung Quốc.

Đặc biệt, quỹ đạo tăng trưởng của Thái Lan đối với lượng khách du lịch quốc tế có vẻ hứa hẹn nhất, với việc miễn thị thực được hỗ trợ bởi nhiều ưu đãi nhằm thu hút khách du lịch nước ngoài.

Trong khi đó, lĩnh vực dịch vụ của Singapore “tiếp tục phục hồi nhanh hơn, nhờ lượng khách du lịch tăng nhanh”, bà Yun Liu, nhà kinh tế học về ASEAN của HSBC và cộng sự Madhurima Nag nhận định.

“Tăng trưởng của Singapore không chỉ giới hạn ở sự phục hồi thương mại… Singapore đã gặt hái được những lợi ích trước mắt, hiện thu hút du khách Trung Quốc tương đương 80% mức được ghi nhận trong năm 2019”, các nhà kinh tế học nói thêm.

Báo cáo của HSBC cũng lưu ý, sự phục hồi của chu kỳ thương mại toàn cầu do công nghệ dẫn đầu và khả năng phục hồi liên tục trong các dịch vụ liên quan đến du lịch dự kiến sẽ thúc đẩy mức tăng trưởng 2,4% trong năm nay, tăng so với mức 1,1% hồi năm ngoái.

Ngoài ra, trên khắp khu vực Đông Nam Á, khối lượng thị trường vốn cổ phần đã ở mức thấp trong hai năm qua. Tuy nhiên, trong khi thị trường nói chung “khá khó khăn” hồi năm ngoái, thì các hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) thực sự rất đáng khích lệ, theo ông Antonio Puno, Giám đốc phụ trách ngân hàng đầu tư Đông Nam Á của Ngân hàng Bank of America (BofA) cho biết trong một cuộc họp báo. Qua đó, hoạt động M&A ở Đông Nam Á được dự báo sẽ trở lại mức giữa chu kỳ vào năm 2025.

THANH NGÂN (Lược dịch từ The Business Times)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng

Ngày 20/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh cho biết vừa phối hợp với Công an huyện Nam Đông phá chuyên án liên quan đến hành vi sản xuất hàng hóa giả mạo, xâm phạm sở hữu công nghiệp các nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ tại Việt Nam.

Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng
Phát triển kinh tế tập thể: Hướng đi hiệu quả

Việc liên kết sản xuất, đổi mới mẫu mã, phương thức bán hàng đã giúp các mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX) phát huy tối đa lợi thế, thúc đẩy sự phát triển, nhất là các sản phẩm công nghiệp nông thôn...

Phát triển kinh tế tập thể Hướng đi hiệu quả
Return to top