Thế giới

35 tỷ USD khắc phục hậu quả thảm họa khói mù ở Indonesia

ClockChủ Nhật, 11/10/2015 17:10
TTH - Bên cạnh những ảnh hưởng về tài chính, uy tín và quan hệ với các nước láng giềng, Indonesia còn phải tiêu tốn đến 35 tỷ USD để khắc phục hậu quả cuộc khủng hoảng khói mù ở nước này, trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Joko Widodo đang phải vật lộn với tình trạng đồng rupiah trượt giá mạnh và nền kinh tế tăng trưởng chậm.

Những đám mây mù độc hại ảnh hưởng đến hàng triệu người trên khắp Indonesia, Singapore và Malaysia, cũng như một số khu vực của Philippines và Thái Lan trong thời gian gần đây. Thảm họa buộc các trường học phải đóng cửa, các chuyến bay bị trì hoãn và nhiều sự kiện thể thao lớn ở cả Singapore và Malaysia phải hủy bỏ.

Tại Indonesia, hơn 136.000 người nhiễm trùng đường hô hấp, thậm chí một vài trường hợp tử vong liên quan đến khói bụi.
Thanh Tân (Lược dịch từ CNA, Reuters & Straitstimes)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ nhà COP29 năm nay sẽ bảo vệ các khoản đầu tư vào dầu khí

Hãng tin Reuters dẫn lời Chính phủ Azerbaijan, chủ nhà của Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc 2024 (COP29) cho biết, nước này sẽ bảo vệ quyền của các quốc gia sản xuất dầu khí được đầu tư vào lĩnh vực này; đồng thời nhấn mạnh, bất chấp các mục tiêu về khí hậu, nhu cầu về nhiên liệu hóa thạch vẫn còn đang rất cao.

Chủ nhà COP29 năm nay sẽ bảo vệ các khoản đầu tư vào dầu khí
Thêm 3 nước triển khai vaccine sốt rét

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, Liberia, Benin và Sierra Leone vừa triển khai vaccine sốt rét nhằm tiêm chủng cho hàng triệu trẻ em trên khắp ba quốc gia Tây Phi này.

Thêm 3 nước triển khai vaccine sốt rét
WHO: Lạm dụng kháng sinh diễn ra tràn lan ở các bệnh nhân COVID-19

​Bằng chứng mới từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy việc lạm dụng kháng sinh đã diễn ra rộng rãi trong giai đoạn đại dịch COVID-19 trên toàn thế giới, điều này có thể làm trầm trọng thêm sự lây lan “thầm lặng” của tình trạng kháng kháng sinh (AMR).

WHO Lạm dụng kháng sinh diễn ra tràn lan ở các bệnh nhân COVID-19
UNESCO nhấn mạnh tác hại của truyền thông xã hội đối với bé gái

Theo báo cáo Giám sát Toàn cầu về Giáo dục (GEM) mới nhất vừa được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO) công bố, các công nghệ kỹ thuật số và phần mềm dựa trên thuật toán - đặc biệt là phương tiện truyền thông xã hội - khiến các bé gái có nguy cơ cao bị xâm phạm quyền riêng tư, bắt nạt trên mạng và mất tập trung trong việc học tập.

UNESCO nhấn mạnh tác hại của truyền thông xã hội đối với bé gái
Return to top