Thế giới

70 năm Hiệp định Geneva: Hiệp định mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới

ClockThứ Bảy, 13/07/2024 10:40
Theo Tổng biên tập tờ Resumen Latinoamericano của Argentina, ông Carlos Aznarez, cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954, việc đàm phán và ký kết Hiệp định Geneve ngày 21/7/1954, cách đây 70 năm, là một mốc son lịch sử của dân tộc Việt Nam và có ý nghĩa thời đại sâu sắc.

Ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ

Cả hai sự kiện này đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng của các dân tộc bị áp bức, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

Tổng biên tập tờ Resumen Latinoamericano của Argentina, Carlos Aznarez trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN. Ảnh: Ngọc Tùng/PV TTXVN tại Argentina

Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Buenos Aires, ông Carlos Aznarez khẳng định Hiệp định Geneve đã đặt dấu chấm hết cho sự đô hộ suốt một thế kỷ của thực dân Pháp, mở ra chương mới tiến tới độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam. Đây là văn bản pháp lý quốc tế vô cùng quan trọng vì lần đầu tiên, các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam được các nước lớn công nhận tại một hội nghị đa phương.

Không chỉ thế, Hiệp định Geneve còn mang ý nghĩa thời đại sâu sắc khi được coi là thắng lợi chung của ba nước Đông Dương gồm Việt Nam, Lào và Campuchia, cũng như của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới.

Cũng theo lời ông Carlos Aznarez, Tổng biên tập của tờ báo cánh tả có uy tín ở Mỹ Latinh và Tây Ban Nha, Đảng Cộng sản Việt Nam mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh  cũng như Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã có vai trò rất lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ và trong quá trình đàm phán hiệp định đình chiến. Quá trình thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam trải qua rất nhiều gian khó và Hiệp định Geneve là bước khởi đầu để nhân dân Việt Nam đi đến thắng lợi cuối cùng vào ngày 30/4/1975. Ông Carlos Aznarez cho rằng nhân dân Việt Nam anh hùng đã luôn nhận được sự ủng hộ của các dân tộc trên thế giới trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bởi dân tộc Việt Nam luôn đấu tranh vì chính nghĩa.

Ở góc độ khác, Hiệp định Geneve còn là dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của nền ngoại giao Việt Nam. Ông Carlos Aznarez nhận thấy Việt Nam luôn là thành viên chủ động, uy tín và trách nhiệm trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Việt Nam đã nỗ lực vươn lên trở thành thành viên nòng cốt, có những đóng góp quan trọng, mang đậm dấu ấn trong tiến trình liên kết, hợp tác của khối. Hiện Việt Nam có tốc độ phát triển kinh tế hàng đầu thế giới với một nền kinh tế mở và có quan hệ thương mại với 230 thị trường, trong đó đã ký hiệp định thương mại tự do với 60 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Cũng theo ông Carlos Aznarez, không chỉ nền kinh tế Việt Nam có những bước nhảy vọt cả về chất và lượng mà các lĩnh vực xã hội của Việt Nam cũng đạt được nhiều kết quả quan trọng, đặc biệt trong giáo dục và y tế. Trong đại dịch COVID-19, Việt Nam đã thể hiện khả năng bảo vệ người dân và khống chế dịch bệnh. Ông kết luận, 70 năm trôi qua kể từ ngày Hiệp định Geneve được ký kết, Việt Nam ngày càng phát triển năng động, hội nhập quốc tế sâu rộng và có vị thế, uy tín trên trường quốc tế ngày càng được củng cố.

Theo baotintuc.vn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xúc động Chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca bất diệt" tại Quảng Trị

Tối 11/8, tại Di tích quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị và địa điểm Bến thả hoa ở bờ nam sông Thạch Hãn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp tỉnh Quảng Trị tổ chức Chương trình nghệ thuật “Bản hùng ca bất diệt” nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ và 70 năm ký Hiệp định Geneva lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Xúc động Chương trình nghệ thuật Bản hùng ca bất diệt tại Quảng Trị
Ba người con Cố đô ở Điện Biên Phủ

Khi Chiến dịch Điện Biên Phủ (ĐBP) bắt đầu, mặc dù Thừa Thiên Huế còn là vùng “tạm chiếm” của đối phương, nhưng rất nhiều người con của Cố Đô, do chuyển ra các tỉnh phía bắc từ trước, đã tham gia Chiến dịch ĐBP trên nhiều cương vị khác nhau. Trong số đó, có 3 nhân vật do chút “duyên” quen biết, từ nhiều năm trước...

Ba người con Cố đô ở Điện Biên Phủ
Hoa nở trên chiến trường xưa

Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) năm 1954, Điện Biên bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh. Từ chỗ là chiến trường đổ nát, hoang tàn, bằng nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền, quân và dân các dân tộc trong tỉnh dựng xây, phát triển, ĐBP hôm nay đang vươn mình mạnh mẽ, từng bước phấn đấu trở thành trung tâm kinh tế - xã hội (KT-XH) của khu vực Tây Bắc.

Hoa nở trên chiến trường xưa
Điện Biên rộn ràng trước giờ khai lễ

Trước giờ khai Lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên, nhiều người dân Điện Biên trải qua một đêm không ngủ để chờ đón sự kiện trọng đại của đất nước.

Điện Biên rộn ràng trước giờ khai lễ
Return to top