Thế giới

ADB: Các nước châu Á cần hợp tác để tăng tốc phục hồi du lịch

ClockThứ Ba, 11/04/2023 16:03
TTH.VN - Trong một bài phân tích, các chuyên gia của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng để đẩy nhanh tiến trình phục hồi du lịch, các quốc gia ở châu Á-Thái Bình Dương cần hợp tác để thu hút nhiều du khách hơn từ trong và ngoài khu vực thông qua các thỏa thuận song phương và khu vực, đồng thời cung cấp cơ sở hạ tầng được cải thiện và kỹ năng dịch vụ tốt hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.

Châu Á: Doanh nghiệp du lịch sẵn sàng cho sự phục hồi của dòng khách Trung QuốcNhu cầu du lịch nước ngoài của khách châu Á sẽ phục hồi vào năm 2024Du lịch Châu Á: Những điểm sáng về sự hồi sinhNăng lực hàng không toàn cầu đạt mức cao nhờ nhu cầu đi lại của Trung Quốc phục hồi

leftcenterrightdel
Các nước châu Á-Thái Bình Dương cần hợp tác để thu hút nhiều du khách hơn từ trong và ngoài khu vực, thông qua các thỏa thuận song phương và thoả thuận khu vực. Ảnh: Congthuong.vn

Du lịch quốc tế đang phục hồi nhờ nhu cầu bị dồn nén sau khoảng thời gian dài bị “chôn chân” vì đại dịch COVID-19, nhưng tốc độ phục hồi giữa các khu vực rất khác nhau do sự khác biệt về cách các quốc gia xây dựng niềm tin đối với du khách trong và sau đại dịch.

Tính đến thời điểm hiện tại, du lịch châu Á và Thái Bình Dương phục hồi chậm hơn so với châu Âu và châu Mỹ vì lập trường thận trọng trong việc mở lại biên giới và các chính sách hạn chế du lịch nghiêm ngặt hơn. Lượng khách du lịch đến khu vực này chỉ bằng khoảng 10,3% so với con số 343 triệu lượt trước đại dịch vào năm 2019, mặc dù khu vực đã ghi nhận sự tăng trưởng tích cực trong năm 2022 so với một năm trước.

Trong khi đó, châu Âu và Trung Đông đã đạt được ít nhất 50% lưu lượng khách so với trước đại dịch. Tốc độ phục hồi cũng khác nhau trên khắp châu Á, với khoảng 33% cho cả Trung và Nam Á, 12% cho Đông Nam Á và 28% cho Thái Bình Dương. Điều này có thể sẽ thay đổi trong năm nay khi nhiều điểm đến mở cửa trở lại, và đặc biệt là việc mở cửa biên giới quốc tế cho các hoạt động du lịch từ đầu năm của Trung Quốc - thị trường được xem là “động lực chính” của du lịch nước ngoài.

Theo Báo cáo Hội nhập Kinh tế châu Á (AEIR) 2023, việc du lịch quốc tế có thể phục hồi hoàn toàn trước năm 2024 vẫn chưa chắc chắn, với 61% các chuyên gia của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) tin rằng sự phục hồi này sẽ xảy ra sau năm 2024.

Các chuyên gia cho rằng rủi ro đối với tiến trình phục hồi ngành du lịch bao gồm suy thoái kinh tế toàn cầu, lạm phát và áp lực địa chính trị. Xung đột ở Ukraine cũng ảnh hưởng đến lượng khách đến châu Á, vì du khách Nga chiếm 1/3 lượng khách du lịch đến khu vực này trước đại dịch. Giá nhiên liệu máy bay tăng vọt ở châu Á cũng đang kìm hãm đà phục hồi, làm giảm tần suất chuyến bay và khiến giá vé máy bay tăng cao. Đồng thời, lạm phát gia tăng cũng đang hạn chế việc đi du lịch.

Trong bối cảnh đó, sự phục hồi của ngành du lịch sẽ phụ thuộc vào khả năng của các quốc gia trong việc tạo điều kiện cho xuất/nhập cảnh dễ dàng hơn, điều này đòi hỏi phải có sự hợp tác toàn cầu và hợp tác khu vực mạnh mẽ hơn. Để làm được điều này, ADB khuyến nghị các nước châu Á cần có các chính sách phù hợp, bao gồm:

* Các nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch phải tăng cường hợp tác với các nước ngoài khu vực. Để khắc phục những thiệt hại trong đại dịch COVID-19, gây ra bởi sự phụ thuộc nặng nề của các nền kinh tế châu Á vào các thị trường nguồn chủ yếu là các nước Đông Á, các quốc gia nên xây dựng quan hệ đối tác với các thị trường nguồn mới như Mỹ, Vương quốc Anh và châu Âu, bằng cách thiết lập các tiêu chuẩn du lịch chung. Ví dụ, các quốc gia Đông Nam Á đang quảng bá khu vực này như một điểm đến du lịch, đồng thời sử dụng các thỏa thuận quốc tế để tăng các chuyến bay từ bên ngoài khu vực.

* Hợp tác giữa các quốc gia riêng lẻ ở châu Á nên được đẩy mạnh. Philippines gần đây đã nối lại hợp tác du lịch với Brunei và Thái Lan, đồng thời đang xây dựng một thỏa thuận hợp tác du lịch mới với Malaysia để phục hồi lượng khách vốn đã giảm 10,2% trong giai đoạn 2015-2019.

* Xây dựng hệ thống vận chuyển tốt hơn giữa các quốc gia trong khu vực. Ví dụ, ngành du lịch non trẻ của Trung Á sẽ được hưởng lợi từ cơ sở hạ tầng được cải thiện và được xây dựng trên toàn khu vực. Trong khi đó, khách du lịch đến Ấn Độ, Bhutan và Nepal dự kiến sẽ bị thu hút bởi “các tuyến du lịch khu vực” bao gồm nhiều điểm đến bằng các loại phương tiện giao thông khác nhau.

* Các quốc gia trong khu vực cần giải quyết những thách thức về vốn nhân lực của ngành du lịch, bao gồm tăng việc làm cho thanh niên và phụ nữ, chào đón lao động nhập cư tạm thời, và nâng cao kỹ năng cho người lao động trong lĩnh vực du lịch. Những biện pháp này, cùng với việc khai thác công nghệ kỹ thuật số, sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh, tăng cường tính minh bạch và mở rộng lĩnh vực du lịch để giúp đỡ nhiều người hơn ở các nước sở tại.

Khi du lịch đạt được đà phục hồi, các quốc gia ở châu Á - Thái Bình Dương nên tận dụng tối đa các cơ hội có được để trên nền tảng đó, xây dựng một ngành du lịch kiên cường hơn để chuẩn bị và ứng phó với các cuộc khủng hoảng trong tương lai, các chuyên gia của ADB nhấn mạnh.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ ADB)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Du lịch xanh để bền vững

Sản xuất, kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường được doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực du lịch lựa chọn, vừa giúp DN phát triển bền vững vừa để lại ấn tượng cho du khách khi tham gia trải nghiệm.

Du lịch xanh để bền vững
Du lịch châu Á dự báo phục hồi mức trước đại dịch vào năm 2025

Theo Hãng xếp hạng tín dụng toàn cầu Fitch Ratings, du lịch châu Á đang trên đà đạt được mức trước đại dịch trong nửa đầu năm tới, nhờ nỗ lực của các chính phủ nhằm thu hút du khách, sự gia tăng của hoạt động du lịch ra nước ngoài từ Trung Quốc…

Du lịch châu Á dự báo phục hồi mức trước đại dịch vào năm 2025
Châu Á - Thái Bình Dương: ADB ký cam kết mới giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa ký một cam kết trị giá 50 triệu USD cho Quỹ Chuyển đổi khí hậu châu Á Actis, nhằm hỗ trợ việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng sạch và giải quyết các thách thức phát triển từ tác động của tình trạng biến đổi khí hậu ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương.

Châu Á - Thái Bình Dương ADB ký cam kết mới giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng
Chuyển hướng du lịch hè

Thị trường du lịch bắt đầu bước vào cao điểm hè, nhưng khác với mọi năm, xu hướng du lịch năm nay của du khách nội địa có nhiều thay đổi. Khách Việt đang dần thay đổi lựa chọn để có thể khám phá và tận hưởng trọn vẹn kỳ nghỉ như bay đêm, đi tàu hỏa hay xe cá nhân.

Chuyển hướng du lịch hè
Return to top