Thế giới
Châu Á - Thái Bình Dương:

ADB và PIDG sẽ hợp tác về đầu tư cơ sở hạ tầng giai đoạn đầu

ClockThứ Ba, 09/05/2023 14:45
TTH.VN - Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Nhóm Phát triển Cơ sở Hạ tầng Tư nhân (PIDG) vừa ký kết một biên bản ghi nhớ về hợp tác trong các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng giai đoạn đầu khu vực tư nhân ở châu Á - Thái Bình Dương.

6 quốc gia chính thức tham gia quỹ mới hỗ trợ chống biến đổi khí hậuCác cuộc khủng hoảng toàn cầu tiếp tục đe dọa tiến độ thực hiện SDGs

leftcenterrightdel
 Một đợt hạn hán xảy ra bất thường tại Mỹ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Trong đó, ADB và PIDG sẽ tìm kiếm các quan hệ đối tác khả thi trong việc phát triển và tài trợ cho những dự án cơ sở hạ tầng bền vững, nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và đóng góp vào sự phát triển bền vững, cũng như giảm nghèo tại các quốc gia thành viên đang phát triển của ADB.

“Châu Á - Thái Bình Dương phải đối mặt với sự thiếu hụt hàng tỷ USD đầu tư cho khí hậu, và khu vực tư nhân đóng vai trò không thể thiếu trong việc lấp đầy các khoảng trống này, thông qua những hoạt động tài trợ và phát triển dự án. Sự hợp tác với PIDG sẽ là cầu nối có thể hỗ trợ trong việc huy động vốn tư nhân vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương”, Tổng Giám đốc phụ trách Hoạt động Khối Tư nhân của ADB, bà Suzanne Gaboury cho biết.

Trong giai đoạn 2016 - 2030, khu vực châu Á - Thái Bình Dương được ước tính sẽ cần khoảng 1,7 nghìn tỷ USD mỗi năm để đáp ứng nhu cầu cơ sở hạ tầng, đồng thời duy trì đà tăng trưởng, xóa đói giảm nghèo, cũng như giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Khu vực công không thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về tài chính. Qua đó, sự hợp tác thể chế này sẽ tìm kiếm các mối quan hệ đối tác tiềm năng để hình thành, phát triển và tài trợ cho những dự án cơ sở hạ tầng bền vững.

Về phần mình, Tổng Giám đốc Điều hành của PIDG, ông Philippe Valahu khẳng định: “Việc thúc đẩy sự phát triển và tài trợ cho cơ sở hạ tầng bền vững và linh hoạt với khí hậu là điều cần thiết để đáp ứng cả nhu cầu cấp thiết của các nền kinh tế đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi, cũng như để đạt được những mục tiêu khí hậu toàn cầu”.

Trong đó, những thay đổi cần thiết sẽ đòi hỏi sự hợp tác mang tính đổi mới sáng tạo, với sự tập trung mạnh mẽ trong khu vực. PIDG rất phấn khởi khi xây dựng mối quan hệ hiện tại với ADB, nhằm giúp thu hẹp khoảng cách giữa hỗ trợ khu vực công và tư nhân trong việc phát triển các dự án cơ sở hạ tầng giai đoạn đầu, ông Philippe Valahu nói thêm.

Được biết, PIDG là một nhà đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng, huy động khu vực tư nhân ở châu Phi và châu Á hướng tới khả năng phục hồi khí hậu và tăng trưởng bền vững. PIDG được tài trợ bởi Chính phủ các quốc gia bao gồm: Vương quốc Anh, Hà Lan, Thụy Sĩ, Australia, Thụy Điển, Đức; và Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC).

THANH NGÂN (Lược dịch từ Adb.org)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đầu tư hạ tầng cảng biển

Với lợi thế có hơn 128km đường bờ biển cùng hệ thống đầm phá Tam Giang – Cầu Hai lớn nhất khu vực Đông Nam Á, tỉnh đang tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, chú trọng các dự án (DA) đầu tư vào hạ tầng cảng biển, hạ tầng khu công nghiệp đồng bộ, hiện đại gắn với phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp, đô thị biển - đầm phá.

Đầu tư hạ tầng cảng biển
Châu Á - Thái Bình Dương chưa được chuẩn bị trước những thách thức về dân số già

Theo Báo cáo chính sách phát triển châu Á vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố tại Hội nghị thường niên ADB lần thứ 57 đang diễn ra tại Gruzia, các nước châu Á - Thái Bình Dương đang phát triển chưa được chuẩn bị kỹ để đảm bảo phúc lợi cho dân số đang già đi nhanh chóng. Thực tế, tỷ lệ người già trong khu vực đang ngày càng tăng và phải đối mặt với nhiều thách thức, từ mức lương hưu thấp, các vấn đề sức khỏe, cho đến sự cô lập xã hội và khả năng tiếp cận hạn chế với các dịch vụ thiết yếu.

Châu Á - Thái Bình Dương chưa được chuẩn bị trước những thách thức về dân số già
Đầu tư cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn

Để thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, một trong các chỉ tiêu cần đạt được đến năm 2025 là tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều toàn tỉnh giảm còn 1,84%. Để đạt tỷ lệ này, tỉnh ưu tiên tập trung nguồn lực giảm nghèo cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn.

Đầu tư cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn
Return to top