Thế giới

AMM 53 chính thức khai mạc theo hình thức trực tuyến

ClockThứ Tư, 09/09/2020 08:10
Sáng 9/9, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53 (AMM 53) và các Hội nghị liên quan chính thức khai mạc với hình thức trực tuyến. Theo chương trình, tại điểm cầu Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020 dự và phát biểu tại Phiên khai mạc.

Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN kỳ vọng gì vào AMM lần thứ 53?Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia sang Việt Nam tham dự Hội nghị AMM RetreatNgoại trưởng Malaysia: ASEAN muốn tàu chiến rút bớt khỏi Biển ĐôngHội nghị AMM-52: Hội nghị Bộ trưởng Mekong - Nhật Bản lần thứ 12Việt Nam đưa chuyện tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc vào cuộc họp ASEAN

Họp báo về Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Trong ngày 9/9, một loạt hội nghị quan trọng sẽ diễn ra dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, bao gồm: Hội nghị Ủy ban Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân (SEANWFZ); Hội nghị Hội đồng Điều phối ASEAN lần thứ 27; Phiên họp đặc biệt của Hội nghị Hội đồng Điều phối ASEAN về Phát triển tiểu vùng; Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN -Trung Quốc, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Nhật Bản, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Hàn Quốc; Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN +3 lần thứ 21; Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 10.

AMM 53 và các Hội nghị liên quan được tổ chức từ ngày 9-12/9/2020 theo hình thức trực tuyến với sự tham gia của 27 đoàn thuộc 4 châu lục với các múi giờ khác nhau.

Trong khuôn khổ sự kiện, khoảng 20 hội nghị và phiên họp cấp Bộ trưởng sẽ diễn ra như: AMM 53; Hội nghị Bộ trưởng ASEAN với các đối tác (PMC+1); Hội nghị Bộ trưởng ASEAN + 3 lần thứ hai; Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 10; Hội nghị Bộ trưởng Diễn đàn An ninh khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 27.

Dự kiến, trong khuôn khổ Hội nghị, khoảng 40 văn kiện sẽ được xem xét, ghi nhận và thông qua. Đáng chú ý là Thông cáo chung của AMM 53, Kế hoạch hành động Hà Nội II của Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) nhằm định hướng cho hoạt động và hợp tác ARF giai đoạn 2020-2025, Tuyên bố Hà Nội kỷ niệm 15 năm thành lập Cấp cao Đông Á (EAS). 

Các hội nghị bộ trưởng khác như PMC+1, ASEAN+3, EAS, ARF ... dự kiến sẽ đưa ra các Tuyên bố Chủ tịch về kết quả chính của từng hội nghị. Cũng trong dịp này, các Bộ trưởng sẽ thông qua một số Kế hoạch mới cho giai đoạn 2021-2025 với những đối tác.

AMM 53 và các Hội nghị liên quan là một trong những đợt Hội nghị quan trọng nhất trong năm Chủ tịch ASEAN 2020. Hội nghị diễn ra trong bối cảnh thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp bởi sự cạnh tranh chiến lược gay gắt giữa các nước lớn, căng thẳng gia tăng ở một số điểm nóng; dịch COVID-19 diễn ra phức tạp với những làn sóng lây nhiễm mới gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống kinh tế-xã hội của các nước thành viên ASEAN.

Theo TTXVN/Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam

Ngày 30/4/1975, ngày Việt Nam hoàn toàn thống nhất là một sự kiện vô cùng trọng đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam và lịch sử thế giới, điều phối viên Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Quan hệ quốc tế Đại học quốc gia La Plata, Argentina, ông Ezequiel Ramoneda khẳng định.

Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30 4 1975 của Việt Nam
Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam

Năm 2024 được dự báo là điểm khởi đầu của làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lần thứ tư vào Việt Nam. Nhiều địa phương đã chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đón dòng vốn ngoại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam
Return to top