Thế giới

Ấn Độ nối gót Mỹ cấm bán thuốc lá điện tử

ClockThứ Năm, 19/09/2019 16:58
TTH.VN - Chính phủ Ấn Độ cho biết, nước này sẽ nối gót Mỹ triển khai lệnh cấm bán thuốc lá điện tử để bảo vệ thế hệ trẻ.

Mỹ: Số ca tử vong do sử dụng thuốc lá điện tử tiếp tục tăngWHO: Thuốc lá điện tử “chắc chắn có hại”Cơ quan công tố Paris đưa ra nguyên nhân gây cháy Nhà thờ Đức BàThái Lan: Hút thuốc lá tại nhà sẽ bị cấmThuốc lá – kẻ giết người và giết hành tinh

Cũng như thuốc lá truyền thống, thuốc lá điện tử có tác động tiêu cực đến sức khỏe người tiêu dùng. Ảnh minh họa: Thanh Niên

Động thái được cho là đã giáng một đòn mạnh mẽ vào những người sử dụng thuốc lá điện tử cũng như các nhà sản xuất loại sản phẩm này.

Cụ thể, giới chức Ấn Độ tuyên bố sẽ cấm sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, quảng cáo và phân phối thuốc lá điện tử.

Động thái này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Mỹ cho biết họ cũng có kế hoạch cấm thuốc lá điện tử có hương vị, nhất là trong bối cảnh mối lo ngại đang ngày càng tăng về việc có rất nhiều thanh thiếu niên sử dụng sản phẩm, cùng lúc tỷ lệ mắc bệnh phổi và số trường hợp tử vong do mắc các bệnh liên quan đến việc sử dụng thuốc lá điện tử tăng cao.

Được biết, thuốc lá điện tử được quảng cáo là an toàn hơn thuốc lá truyền thống, vì chúng chỉ làm nóng các dung dịch lỏng và biến chúng thành hơi. Mặc dù hơi nước loại trừ khả năng thâm nhập vào cơ thể của khoảng 7.000 hóa chất tồn tại trong thuốc lá thông thường, song chúng vẫn chứa một số chất gây độc hại, các nhà phân tích khẳng định.

Trước tình trạng tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử ở thanh thiếu niên và ngay cả trẻ em đang tăng cao, Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ Nirmala Sitharaman tuyên bố: “Điều luật được ban hành nhằm mục tiêu ghi nhớ tác động tiêu cực của thuốc lá điện tử đối với giới trẻ ngày nay”.

Lệnh cấm sẽ cần Thủ tướng Narenda Modi thông qua, song dự kiến ông sẽ phê chuẩn điều luật này.

Theo nội dung dự luật của lệnh cấm, những hành vi cố tình sản xuất và buôn bán thuốc lá điện tử sẽ phải đối mặt với mức phạt hành chính lên đến 100.000 Rupe (1.390 USD) cho lần vi phạm đầu tiên. Hành vi vi phạm có hệ thống có thể sẽ chịu mức phạt hành chính nặng hơn hoặc chịu án tù giam.

Ấn Độ hiện đang là thị trường thuốc lá lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc, với khoảng 106 triệu người trưởng thành có thói quen sử dụng thuốc lá. Do đó, lệnh cấm này tác động rất lớn đến các nhà sản xuất thuốc lá điện tử, đơn cử như Juul và Phillip Morris khi họ đang có tham vọng thâm nhập sâu hơn vào thị trường nước này.

Đan Lê (Lược dịch từ Dw)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
Thuốc lá nung nóng ít tác hại hơn thuốc lá điếu?

Gần đây, các sản phẩm thuốc lá nung nóng (TLNN) đã xuất hiện và nhanh chóng thu hút sự chú ý, đặc biệt là ở giới trẻ, với hứa hẹn giảm thiểu tác hại hơn thuốc lá điếu truyền thống. Sự thật như thế nào?

Thuốc lá nung nóng ít tác hại hơn thuốc lá điếu
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Return to top