Thế giới

Ấn-Trung nhất trí hoàn tất quá trình rút quân tại Đông Ladakh

ClockThứ Bảy, 11/07/2020 09:47
Hai bên nhất trí rằng duy trì hòa bình và yên tĩnh tại khu vực biên giới là nhân tố cơ bản cho sự phát triển tổng thể của quan hệ song phương.

Nga âm thầm giúp “hạ nhiệt” căng thẳng Ấn - Trung

Ấn Độ và Trung Quốc nhất trí hoàn tất quá trình rút quân tại Đông Ladakh. Ảnh: The Diplomat

Đại diện của Ấn Độ và Trung Quốc ngày 10/7 đã tái khẳng định cam kết rút toàn bộ binh lính dọc theo đường Kiểm soát Thực tế (LAC) giữa hai nước, ‘khôi phục đầy đủ’ hòa bình và yên tĩnh tại khu vực biên giới ở phía Đông vùng lãnh thổ liên bang Ladakh (Ấn Độ).  Đây là kết quả phiên họp thứ 16 Cơ chế Làm việc về Tham vấn và Điều phối các vấn đề biên giới Ấn Độ - Trung Quốc diễn ra ngày 10/7.

Tại cuộc họp, Ấn Độ và Trung Quốc đã cùng rà soát, xem xét lại tình hình tại các khu vực biên giới giữa hai nước, bao gồm tiến bộ trong quá trình rút quân, giảm đối đầu dọc đường LAC. Thông cáo của bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết, phía Ấn Độ do Vụ trưởng Vụ Đông Á, Bộ Ngoại giao dẫn dầu. Đại diện phía Trung Quốc là Tổng vụ trưởng Vụ Biên giới và Đại dương bộ Ngoại giao Trung Quốc.

“Hai bên nhất trí rằng duy trì hòa bình và yên tĩnh tại khu vực biên giới là nhân tố cơ bản cho sự phát triển tổng thể của quan hệ song phương. Đại diện của hai nước cũng nhắc lại thỏa thuận giữa hai Ngoại trưởng hôm 17/6 cũng như giữa Đại diện Đặc biệt của hai nước trong cuộc điện đàm ngày 5/7”, thông cáo của bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết. 

Dự kiến, các quan chức quốc phòng cấp cao của Ấn Độ và Trung Quốc sẽ có cuộc gặp mặt lần 4 trong tuần tới để thảo luận các bước tiếp theo nhằm đảm bảo hoàn tất quá trình rút quân và dừng leo thang theo đúng các khung thời gian đã định.

Cũng trong ngày 10/7, Đại sứ quán Trung Quốc tại Ấn Độ đã công bố đoạn băng phát biểu dài 18 phút của đại sứ Tôn Vệ Đông. Trong đó, ông Tôn cho rằng vụ va chạm xảy ra tại thung lũng Galwan hôm 15/6 là ‘tình huống cả Ấn Độ và Trung Quốc đều không mong muốn’. 

“Sau những sự việc xảy ra tại Thung lũng Galwan, một bộ phận người dân Ấn Độ tỏ ra nghi ngờ vào sự đồng thuận giữa các nhà lãnh đạo hai nước, và có quan điểm sai lầm về định hướng của mối quan hệ Ấn-Trung”, Đại sứ Tôn Vệ Đông nói.

Đại sứ Trung Quốc cũng cho rằng biên giới là vấn đề “nhạy cảm và phức tạp”, vì vậy hai bên cần tìm ra “một giải pháp công bằng và hợp lý chấp nhận được cho cả đôi bên thông qua tham vấn bình đẳng và đàm phán hòa bình”. 

Bình luận về những lời kêu gọi ‘chia cắt’ mối quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Ấn Độ, đại diện ngoại giao Trung Quốc cho rằng: “Bất cứ biện pháp bảo hộ, các hàng rào phi thuế quan hay các biện pháp cấm đoán chống lại Trung Quốc là không công bằng với doanh nghiệp Trung Quốc, không công bằng với người lao động Ấn Độ vì chính họ sẽ bị mất việc làm. Đồng thời, người tiêu dùng Ấn Độ cũng bị ảnh hưởng vì không thể tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ mà họ xứng đáng được hưởng”.

Theo VOV

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Return to top