Thế giới

Anh, EU, giai đoạn chuyển tiếp và điều hướng phối hợp cho thỏa thuận Brexit

ClockThứ Hai, 06/07/2020 14:39
TTH.VN - Với việc ký thỏa thuận Brexit hồi đầu năm nay, Vương Quốc Anh hiện đã bước vào giai đoạn chuyển tiếp. Tuy nhiên, sự hoành hành của đại dịch COVID-19, phong trào toàn cầu hóa và chủ nghĩa dân túy bùng nổ là những nguyên nhân xúc tác cho sự thay đổi trong quan hệ quốc tế.

Anh, EU tăng cường đàm phán về tương lai hậu BrexitEU và Anh đồng ý tăng tốc đàm phán thương mạiHậu Brexit, Anh muốn trở thành đối tác đối thoại của ASEANAnh công bố hệ thống thuế quan toàn cầu mới sau BrexitAnh, EU thúc giục nhanh chóng tiếp tục đàm phán thỏa thuận hậu Brexit

Anh, EU, giai đoạn chuyển tiếp và điều hướng phối hợp cho thỏa thuận Brexit. Ảnh minh họa: Conventry Telegraph/ TTXVN/ Vietnam+

Với nhiều vấn đề xảy ra, các bên liên quan lo ngại liệu quá trình đàm phán trong giai đoạn chuyển tiếp có thể kết thúc vào cuối năm 2020 như dự kiến hay không, bất chấp nhiều người dân Anh và Liên minh châu Âu (EU) hi vọng mọi chuyện sẽ nhanh chóng đi đến hồi kết mỹ mãn.

Giới chuyên gia cho biết, Brexit là một trở ngại lớn cho quá trình phát triển của Liên minh châu Âu, trong đó gây nên tác động cho EU và châu Âu lục địa trong cả hiện tại và tương lai dài hơi.

Đến thời điểm này, EU đang nỗ lực để một mặt thích ứng với vòng thay đổi toàn cầu mới khi xuất hiện Brexit và đại dịch, nhưng cùng lúc cũng đề xuất các ý tưởng thúc đẩy tăng trưởng mới thực tế hơn nhằm tăng cường tinh thần gắn kết của liên minh.

Trong một thông tin có liên quan, mong muốn tăng trưởng của Anh có thể nói là tác động lớn nhất đến quá trình Brexit. Kể từ khi gia nhập cộng đồng châu Âu vào năm 1973, Vương Quốc Anh với một hệ thống pháp lý, nguyên tắc quản trị, cơ cấu kinh tế và công nghiệp khác biệt so với phần lớn các thành viên khác trong khối đã thường xuyên phàn nàn về ngân sách khu vực, cũng như nhiều vấn đề khác.

Khó có điểm chung, các cuộc đàm phán trong giai đoạn chuyển đổi cho thấy các mối quan hệ và vấn đề quản trị quốc tế có thể ảnh hưởng tiêu cực đến bối cảnh toàn cầu hóa sau Chiến tranh Lạnh, những thay đổi về công nghệ, thương mại và đầu tư, khoảng cách trong kỹ thuật và công nghệ, cũng như khiến khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn và tác động đến những thay đổi to lớn trong nền kinh tế thế giới.

Tuy nhiên, trong môi trường quản trị quốc tế, nơi xã hội loài người vẫn chủ yếu dựa trên các hệ thống nhà nước có chủ quyền, chỉ những khẩu hiệu và quan điểm đơn độc là không đủ để giải quyết những thách thức cấp bách trong hợp tác quốc tế và khu vực. Chính vì lý do này, những biện pháp thực tiễn là không thể thiếu và khả năng thống nhất trong việc giải quyết khủng hoảng và thách thức cần được tăng cường.

Được biết, các cuộc đàm phán về quan hệ đối tác trong tương lai giữa Anh và EU hậu Brexit bao gồm thương mại hàng hóa, cộng thêm thỏa thuận về nhiều lĩnh vực khác như dịch vụ, đánh bắt và nuôi trồng, hàng không, hợp tác an ninh, chính sách dữ liệu, giáo dục và khoa học.

Phía Liên minh châu Âu muốn có một thỏa thuận toàn diện bao phủ tất cả mọi thứ, trong khi Anh lại đang tìm kiếm một thỏa thuận thương mại tự do đơn giản hơn và nhiều thỏa thuận riêng về những vấn đề cụ thể khác.

Tuy đã trải qua một số phiên đàm phán, song tiến trình vẫn không cho thấy sự tiến bộ tích cực. Nếu không có thỏa thuận, Vương Quốc Anh sẽ được EU coi là quốc gia “thứ ba” về mặt pháp lý. Điều này sẽ tạo ra những rào cản đáng kể đối với thương mại và nhiều lĩnh vực khác nhau và gây nên thiệt hại lớn cho 2 bên vào cuối năm 2020.

Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times & Euro News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở cửa thương mại toàn cầu để nuôi sống thế giới

Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala cho biết, tình trạng đói nghèo toàn cầu sẽ gia tăng nếu thế giới không nỗ lực duy trì một hệ thống thương mại ổn định và cởi mở.

Mở cửa thương mại toàn cầu để nuôi sống thế giới
Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm

Kết quả của báo cáo mới được thực hiện dưới sự hợp tác của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định những thách thức cấp bách nhất thế giới trong việc giải quyết các bệnh do virus lây truyền qua đường thực phẩm.

Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm
Return to top