Thế giới

Anh khởi động kế hoạch tận dụng các đột phá về khoa học và công nghệ

ClockThứ Hai, 21/06/2021 16:41
TTH.VN - Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết sẽ dẫn đầu một nỗ lực mới nhằm tận dụng những đột phá về khoa học và công nghệ trong nước, thông qua một chương trình hướng việc nghiên cứu vào các lĩnh vực sẽ mang lại lợi ích cho cộng đồng.

Anh: Tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 giảm đáng kể sau khi tiêm vaccineHậu Brexit, Anh muốn trở thành đối tác đối thoại của ASEAN

Thủ tướng Boris Johnson sẽ dẫn đầu một nỗ lực nhằm tận dụng những đột phá về khoa học và công nghệ để mang lại lợi ích cho cộng đồng. Ảnh: TTXVN

Cụ thể, ông Johnson sẽ chủ trì một nhóm được thành lập để “đưa ra định hướng chiến lược về việc sử dụng khoa học và công nghệ làm công cụ nhằm giải quyết những thách thức lớn của xã hội, cải thiện đất nước và thúc đẩy sự thịnh vượng trên toàn thế giới”, Văn phòng Thủ tướng Anh cho biết.

Tìm kiếm lợi ích chiến lược cho nước Anh thời hậu Brexit, kế hoạch này sẽ dựa trên sự thành công của chương trình vaccine ngừa COVID-19 của nước này và xác định các lĩnh vực khác mà nghiên cứu và phát triển có thể tận dụng lợi ích từ nguồn tài trợ của chính phủ.

Theo Thủ tướng Johnson, chương trình tiêm chủng của nước này là minh chứng cho những gì mà Vương quốc Anh có thể đạt được. Từ đó, với hướng đi, tốc độ và sự hỗ trợ đúng đắn, việc ứng dụng nhiều hơn những đột phá khoa học và công nghệ sẽ “giúp thay đổi cuộc sống của người dân trong nước và thế giới”, ông nhấn mạnh.

Ngoài vaccine và phương pháp điều trị COVID-19, Anh muốn sử dụng khả năng nghiên cứu để đảm bảo một số lợi ích kinh tế của việc chuyển đổi sang công nghệ xanh hơn, bất chấp sự cạnh tranh gay gắt từ các quốc gia khác.

Theo dữ liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), phần lớn chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển ở Anh được tài trợ bởi khu vực tư nhân và đầu tư tổng thể trong năm 2018 là 1,731% GDP - thấp hơn mức trung bình 2,419% của OECD.

Kể từ khi rời Liên minh châu Âu, chính phủ Anh đã công bố kế hoạch tăng chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển (R&D), với kế hoạch đầu tư 14,9 tỷ bảng Anh (20,58 tỷ USD) trong giai đoạn 2021-2022, tăng lên 22 tỷ bảng Anh vào năm 2024-2025 và cam kết nâng tổng đầu tư cho R&D lên 2,4% sản lượng kinh tế vào năm 2027.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đột phá trong giai đoạn mới

Tháng 12/2020, UBND tỉnh phê duyệt Đề án “Phát triển thể thao thành tích cao giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”. Và với nhiều chính sách, đãi ngộ, đầu tư… được nâng lên, tin tưởng trong giai đoạn 2025 - 2030, thể thao Huế sẽ có bước đột phá như kỳ vọng.

Đột phá trong giai đoạn mới
Đột phá công nghệ mở ra tiềm năng to lớn của năng lượng địa nhiệt

Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) ngày 13/12 công bố báo cáo “Tương lai của năng lượng địa nhiệt” cho hay, trong bối cảnh nhu cầu điện toàn cầu dự kiến tăng mạnh, các công nghệ mới đang mở ra tiềm năng to lớn của năng lượng địa nhiệt để cung cấp năng lượng sạch 24/7 tại hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Đột phá công nghệ mở ra tiềm năng to lớn của năng lượng địa nhiệt
Thể thao thành tích cao cần thêm điều kiện để đột phá

Ngày 15/10, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển thể dục, thể thao đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó nhấn mạnh mục tiêu thể thao Việt Nam đạt vị trí tốp ba Đông Nam Á, tốp 20 châu Á, có huy chương tại Olympic và Paralympic. Theo các chuyên gia, hầu hết các mục tiêu đề ra phù hợp với thực lực của thể thao nước ta, nhưng cần sớm có điều chỉnh, tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, nhất là về kinh phí trong việc huy động nguồn lực đầu tư.

Thể thao thành tích cao cần thêm điều kiện để đột phá
Return to top